- Giao tiếp dù mang mục đích gì chăng nữa cũng đều diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan… của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Nhờ đặc trưng này mà mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội mà họ là thành viên. Nhờ có đặc trưng này những phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử của con người được nảy sinh, phát triển theo các mẫu hình, chuẩn mực. Cũng nhờ đặc trưng này quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng dân tộc, địa phương.
- Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít về đối tượng giao tiếp của mình. Có như vậy kêt quả giao tiếp mới thành công và từ nền tảng của các lần giao tiếp của cả đối tượng giao tiếp và chủ thể giao tiếp mới dần dần hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức và hiểu biết lẫn nhau không chỉ có ý nghĩa làm cho tiến trình giao tiếp sau đó thành công mà còn rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp. Hiểu biết lẩn nhau đem lại sự thông cảm, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tổn tại và phát triển. Chẳng hạn, khi người lãnh đạo đã hiểu được cá tính, năng lực của nhân viên thì việc phân công phân nhiộm, trao đổi công việc… sẽ hiệu quả hơn.
- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa… với tư cách nữa là phải hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ đó. Trong hoạt động quản lý, quan hệ giữa người quản lý và người dưới quyền là một quan hê xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía (người quản lý và người dưới quyền) tạo dựng.
- Giao tiếp có nội dung xã hội rất cụ thể được thực hiện trong một hoàn cảnh nhất định, nghĩa là giao tiếp được tiến hành trong không gian, thời gian ra các điều kiện cụ thể. Nói một cách khác, giao tiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội loài người. Đây là một đặc trưng cơ bản mà nhờ đó các nhà đạo diễn, nhà văn… đã tạo dựng nên những bộ phim, tác phẩm văn học giúp cho con người nhận thức được sự kế thừa và phát triển các chuẩn mực trong giao tiếp, các phương tiện giao tiếp…
Từ phân tích trên, có thể hiểu giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong xã hội, nhầm trao đổi thông tin, tình cám, hiểu biết, vốn sống… tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, diều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị