Đặc điểm hoạt động tổ chức thực hiện quyết định của người lãnh đạo

Đặc điểm hoạt động tổ chức thực hiện quyết định của người lãnh đạo

    Sau khi quyết định đã được thông qua, người lãnh đạo sẽ phân chia chương trình hành động chung ra thành những nhiệm vụ cá nhân và những nhiệm vụ theo nhóm cho người dưới quyền. Nhiệm vụ này không phải dễ dàng, nó đòi hỏi phải hiểu biết sâu sắc về con người, về khả năng của họ, về những nguồn lực và phương pháp để thực hiện chúng.

    Theo nghĩa hẹp, hoạt động tổ chức thực hiện quyết định là hoạt động đặc trưng của người lãnh đạo để hoàn thành chương trình quản lý theo từng nhiệm vụ cụ thể, người lãnh đạo cần chú ý một số nội dung tâm lý sau đây:

-Trình bày quyết định dưới hình thức quan niệm và hiểu biết của người khác; làm rõ nhiệm vụ cho cấp dưới và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chật chẽ. Điều này liên quan đến việc giao nhiệm vụ cho người dưới quyền không chỉ tính đến khía cạnh nội tâm mà còn tính đến những hình thức phù hợp nhằm động viên tinh thần trách nhiệm, tâm thế sẩn sàng nhận nhiệm vụ; thông báo cho cấp dưới biết những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Đặc điểm hoạt động tổ chức thực hiện quyết định của người lãnh đạo

-Truyền đạt có hướng đích cho nhiều người khác biết thông tin quản lý, đồng thời xác định phần họ tham gia vào lao động phối hợp.

-Bảo đảm gây tác động quản lý cần và đủ đối với mọi người để đẩy mạnh các khả năng chủ quan của từng người thực hiện và khả năng của họ tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Tác động tư tưởng, động cơ làm việc cho người dưới quyền.

- Sự tương xứng của mỗi nhiệm vụ với những khả năng của người dưới quyền.

- Phân công nhiệm vụ phải kích thích những tình cảm tập thể, sự hưởng lợi phải công bằng giữa các cá nhân trong tập thể.

- Sự tin cậy lẫn nhau và giúp đỡ lẫn nhau của những người thừa hành một nhiệm vụ chung.

- Cung cấp phương tiện cần thiết cho những người thựchiện và tạo điều kiên thuận lơi giúp vào hiệu quả của lao động.

- Không ngừng gắn kết quả lao động của người thực hiện với ý định xuất phát của người lãnh đạo, góp phần điều chỉnh cần thiết cho quá trình lao động.

    Mục đích của hoạt động tổ chức là thực hiện chương trình đã vạch ra bằng cách triển khai hoạt động thực hiện của người dưới quyền. Hai phương hướng khác nhau của khâu tổ chức thực hiện là truyền đạt nhiệm vụ và động viên thực hiện.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị