Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể:

     Xung đột tâm lý giữa cá nhân với tập thể cũng có thể là xung đột giữa một nhân viên với tập thể, cũng có thể là xung đột giữa cá nhân người lãnh đạo với nhóm, tập thể. Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân của những cuộc xung đột thuộc loại này có thể do những nguyên nhân từ phía cá nhân, cũng có thể do những nguyên nhân từ phía tập thể.

Việc giải quyết xung đột cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

-         Tính khách quan và sư nhượng bộ cần thiết:

   Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi người trong cuộc cần phải bình tĩnh trước vấn đề xảy ra, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đặt mình vào vị trí của đối phương, chú ý đến mối quan tâm của họ và có sự nhân nhượng cần thiết. Người đóng vai trò trung gian hòa giải phải láng nghe cả hai phía, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của xung đột qua việc phân tích lý lẽ mà hai bên đưa ra, đặc biệt là cần đối chiếu giữa lời nói và việc làm của họ trong thực tế.

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể:

-         Tính phân minh và thái độ thiện chí:

   Muốn cho xung đột có thể giải quyết được một cách triệt để đòi hỏi người tham gia giải quyết xung đột phải có thái độ phân minh, làm sáng tỏ sự việc: ai đúng, ai sai, sai ở mức độ như thế nào? Để có được sự phân minh đó đòi hỏi phải có thiện chí: người đứng ra giải quyết xung đột phải xuất phát từ mong muốn giải quyết tốt xung đột, vì lợi ích cho cả hai phía và cho sự phát triển chung của tập thể.

-       Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ:

   Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng đảm bảo xung đột có thể được giải quyết. Nguyên tắc này đòi hỏi hai bên tham gia xung đột cũng như người đứng ra đóng vai trò trung gian hòa giải phải cố gắng giữ được sự tự chủ, giữ khoảngcách nhất định với đối phương, giúp cho sự giảm bớt căng thẳng giữa hai bên. Có như vậy mới có thể giải quyết được xung đột như mong muốn.

-         Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo:

   Việc giải quyết xung đột phải tùy từng trường hợp cụ thể, tùy theo nguyên nhân làm nảy sinh xung đột, tùy tính chất phức tạp và ảnh hưởng của từng cuộc xung đột, tùy đặc điểm, trạng thái tâm lý của hai bên, diễn biến của xung đột… để đưa ra những biện pháp thích hợp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý