Việc ban hành các quyết định quản lý thường có những khía cạnh tâm lý sau đây:
- Quyết định với tính cách là một quá trình: sự vận động từ chỗ không hiểu đến chỗ hiểu biết. Mỗi một quyết định cụ thể nảy sinh trong quá trình tư duy và tư duy đó tương quan với những khả năng của chủ thể với tình huống được hình thành một cách cụ thể.
Tư duy của người lãnh đạo được phân biệt bởi độ sâu- kỹ năng nhìn thấy trước được những mối liên hệ nhân- quả sâu sắc, xa xôi từ bề mặt của những hiện tượng. Ngoài ra nó còn được phân biệt bởi độ rộng – kỹ năng nhìn thấy những hiện tượng có liên quan với nhau trong toàn bộ sự nhiều vẻ, đa dạng của hiện tượng.
- Phần lớn các quyết định mang tính cá nhân còn một số các quyết định mang tính tập thể- thể hiện trí tuệ, y chi chung của một nhóm, tập thể người.
- Sự tác động qua lại của những người tham gia vào quá trình quyết định.
- Sự tiếp nhận quyết định bởi những người thừa hành.
- Quyết định với tính cách là chương trình hoạt động của người thừa hành.
- Những hậu quả giáo dục của quyết định và ảnh hưởng đến các quá trình phát triển xã hội.
Những khía cạnh tâm lý như tư duy, xúc cảm, tình cảm, ý chí… đã tham gia vào quá trình ra quyết định của người quản lý.
- Những khác biệt cá nhân của tư duy trong quá trình ra quyết định.
Khi ra quyết định người lãnh đạo đã nhìn thấy được cả quá trình vận động tiếp theo, do vậy, cần đánh giá đúng hành động của mình để bố trí con người và các nguồn lực khác một cách hợp lý, giúp cấp dưới thực hiện tốt quyết định của mình. Phải cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện, tinh huống, hoàn cảnh, bảo đảm tính lý luận đúng đắn của quyết định sẽ thông qua.
-Xây dựng mối quan hệ qua lại trong nội bộ tập thể khi ra quyết định, đảm bảo sự thống nhất tư tưởng và hành động khuyến khích sự đóng góp của từng người trong thực hiện quyết định. Phải tính đến kế hoạch và đặc điểm công tác của người dưới quyền cũng như khả năng thực hiện của họ; hơn nữa còn phải tính đến cả đặc điểm tâm lý cá nhân của người dưới quyển (người thực hiên cống việc).
- Chú ý xem mọi người chấp nhận quyết định như thế nào? sẽ điều hoà hoạt động của người dưới quyền ra sao?.
- Việc thực hiện quyết định có ảnh hưởng gì đến trí tuệ, tình cảm và ý chí của người thừa hành? Tính đến hậu quả giáo dục của quyết định, tức là trong mọi trường hợp, hoàn cảnh, các quyết định của người lãnh đạo bao hàm ý nghĩa giáo dục đối với người dưới quyền.