Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan
Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan chính là trạng thái tâm lý trong tập thể, phản ánh thực trạng mối quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động của tập thể. Nó không đơn thuần là tổng số các đặc điểm tâm lý cá nhân các thành viên trong tập thể mà là mức độ hòa hợp tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách giữa các cá nhân trong tổ chức.
Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan được ví như một cái “nền”, “phông” trên đó diễn ra các hoạt động, sự giao tiếp giữa các thành vien trong tập thể, có ảnh hưởng lớn tới mỗi cá nhân và hoạt động chung của lập thể. Nó thấm vào ý thức của từng cá nhân riêng lẻ và tạo ra một ảnh hưởng rõ rệt đối với họ. Ở những tổ chức, cơ quan có bầu không khí tâm lý căng thẳng thường xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể, hiệu quả hoạt động thấp.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan, như:
- Phong cách làm việc của người lãnh đạo
- Sự tương hợp tâm lý giữa các thành viên
- Điều kiện làm việc
- Chế độ đãi ngộ, chính sách
- Bản thân công việc
- Các yếu tố khác.
Truyền thống tập thể
Truyền thống tập thể cũng là một hiện tượng tâm lý có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của tập thể. Đó là kết quả của quá trình hoạt động của tập thể, được ghi lại dưới hình thức những khái niệm và quy tắc điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của các cá nhân trong tập thể. Mỗi tập thể cần phải bảo vệ và xây dựng, củng cốvững chắc những truyền thống tốt đẹp cho tập thể của mình do vai trò và ý nghĩa của nó. Trước hết, truyền thống được coi là nhân tô rất vững chắc, là chất xúc tác hòa nhập mỗi cá nhân với tập thể. Tập thể càng có truyền thống phong phú, rộng rãi thì các thành viên mới càng dễ dàng hòa nhập vào tập thể. Có thé nói, truyền thống có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và đoàn kết tập thể. Nó được coi là “chất keo xã hội” gắn bó những thành viên khác nhau trong tập thể thành một khối thống nhất và tạo ra tính độc đáo của tập thể đó. Truyền thống còn là niềm tự hào của mỗi thành viên trong tập thể đó. Như vậy, truyền thống tập thể còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách trong tập thể, là “tấm gương” để mỗi thành viên noi theo.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị