Tính gián tiếp của hoạt động quản lý còn thể hiện ở chỗ người lãnh đạo, quản lý tổ chức hoạt động của mọi người trong tập thể chủ yếu thông qua hoạt dộng giao tiếp. Tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động giao tiếp. Qua một số công trình nghiên cứu cho thấy phần lớn thời gian làm việc của người lãnh đạo, quản lv là dành cho việc giao tiếp với nhân viên cũng như những nhà lãnh đạo cấp trên và cấp dưới.
Kỹ năng giao tiếp, nghệ thuật giao tiếp của nhà lãnh dạo quản lý có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm lý của tập thể, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý. Nhà quản lý phải tạo ra ở đối tượng sựthiện cảm và những tình cảm tốt trong và sau khi giao tiếp, nhờ đó họ sẽ nhận được sự đồng tinh, ủng hộ của mọi người, khuyến khích sự nhiệt tình, hăng say lao động của cấp dưới, tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể. Ngược lại, những người lãnh đạo có khả năng giao tiếp yếu thì thường ảnh hưởng xấu đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của họ.
Hoạt động giao tiếp có mặt ở tất cả các khâu của hoạt động quản lý lãnh đạo. Thông qua giao tiếp, người lãnh đạo, quản lý phát hiện ra những vấn đề quản lý, thu thập thông tin để làm cơ sở ra quyết định quản lý đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tê trong và ngoài tổ chức. Cũng thông qua giao tiếp, người lãnh đạo, quản lý truyền đạt các quyết định của mình đến cấp dưới và các đối tượng có liên quan. Và cuối cùng việc tổ chức thực hiện quyết định quản lý cũng được tiến hành thông qua hoạt động giao tiếp.
Do tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp đối với hiệu quả của hoạt động quản lý, hiệu suất lao động chung, cũng như bầu không khí tâm lý trong tập thể nên khả năng giaotiếp cần được xem là một trong những tiêu chí trong việc lựa chọn và đề bạt cán bộ quản lý.
Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động có tính sáng tạo cao
Trong phần lớn các lĩnh vực hoạt động của con người đều đòi hỏi chủ thể hoạt động cần có sự sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất. Hoạt động quản lý là sự điều khiển, điều chỉnh hoạt động của nhiều người trong tổ chức nên càng đòi hỏi nhà quản lý, lãnh đạo phải có năng lực tư duy sáng tạo cao. Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy đa chiều xuất phát từ nhiều phương diện, nhiều góc độ để j nhận thức vấn đề trong tính chỉnh thể của nó. Nhà lãnh đạo quản lý có khả năng tư duy sáng tạo là người nhận thức và giải quyết các vấn đề quản lý trên cơ sở nhận định vấn đê I từ nhiều phương diện khác nhau.