Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể các tổ chức, cơ quan. Quản lý những mối quan hệ qua lại trong tổ chức đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cần có những nhận thức đúng đắn về xung đột và cách thức giải quyết nó.
Xung đột tâm lý là hiện tượng tâm lý xã hội biểu hiện ở sự thay đổi trạng thái cân bằng, tương hợp tâm lý trước đó. Xung đột tâm lý trong tập thể được hiểu là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảv sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể.
Xung đột tâm lý trong tập thể có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó bắt đầu từ những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể. Những mâu thuẫn đó có thể phát sinh trên cơ sở công việc, cũng có thể là từ những mâu thuẫn trong quan hệ cá nhân. Xung đột chính là sự đụng độ về lợi ích và giá trị xã hội giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm người.
Xung đột được chia thành hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể.
Xung đột giữa cúc cá nhân:
Nguyên nhân làm nảy sinh xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về mặt tâm lý; hiểu nhầm nhau; bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ, tình cảm khác nhau, thiếu sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, va chạm về lợi ích vật chất hoặc tinh thần… Đặc biệt, xung đột rất dễ nảy sinh khi có những cá nhân luôn đánh giá mình quá cao, coi thường, lấn át người khác.
Xung đột tâm lý giữa các cá nhân có thể diễn ra theo những hình thức dưới đây:
- Xung đột giả: trong cuộc xung đột dưới hình thức này chỉ có một người chống đối người kia một cách tích cực, công khai hay ngấm ngầm.
- Xung đột tương đồng: trong cuộc xung đột này cả hai bên đều tham gia một cách tích cực, với những nguyên nhân rất phức tạp. Hai bên tham gia xung đột đều có những lý do rất khác nhau.
Xung đột giữa các cá nhân có thể có những diễn biến rất đa dạng: tiến triển một cách từ từ theo chiều hướng đi lên, ngày một phức tạp; tiến triển một cách dữ dội, theo kiểu “núi lở”, hết sức quyết liệt, không thể điều khiển được; tiến triển bùng nổ, khi một trong hai bên đã phải ngấm ngầm chịu đựng nhau, mâu thuẫn trở nên căng thẳng tột độ trong một khoảnh khắc làm bùng nổ xung đột với cường độ rất lớn và cũng có thể kết thúc rất nhanh.
Kết thúc của xung đột: các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau:
- Giải quyết triệt để: xung đột được kết thúc hoàn toàn với thắng lợi của người này và sự thất bại của người khác; hoặc bằng sự thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau.
- Thoái trào, chuyển sang trạng thái âm ỉ: xảy ra khi cuộc xung đột kéo dài mà vẫn không giải quyết được do chưa giải quyết dứt điểm nguyên nhân của nó. Hai bên tham gia xung đột đều trở nên một mỏi. Xung đột chuyển sang trạng thái âm ỉ và nguy cơ tái xung đột còn rất cao.
- Kết thúc giả: người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của cuộc xung đột vì một lý do nào đó, trong khi nguyên nhân làm nảy sinh xung đột vẫn chưa được giải quyết. Khi đối phương trờ lại lập trường, quan điểm trước đó của mình thì xung đột lại có thể trở lại bất cứ lúc nào.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước