Xung đột trong phòng tạp chí

     Phòng tạp chí của cơ quan X vừa đón nhân một trưởng phòng mới được bổ nhiệm về thay thế người trưởng phòng cũ đến tuổi nghỉ hưu. Ông A, trưởng phòng mới, trước đây là phụ trách của một phận khác của cơ quan, là người đã từng có mối quan hệ công tác thường xuyên với phòng tạp chí. Qua những lần làm việc đó, ông đã có những nhận xét riêng của mình về cách thức quản lý của người trưởng phòng cũ.

     Ấn tượng về cảnh tượng các phòng làm việc trống vắng, chỉ đôi lúc xôn xao bởi sự xuất hiện của một vài phóng viên hoặc biên tập viên tạt qua vì một việc gì đó hoặc đơn giản chỉ vì lâu lâu không đến phòng; khách đến liên hệ công tác nhiều khi lúng túng…, ông A đã có những ý nghĩ không hoàn toàn đồng ý với cách thức quản lý của người trưởng phòng đương nhiệm. Một thời gian sau khi được bổ nhiệm, việc đầu tiên ông A tiến hành là đưa ra một quy chế làm việc mới thay thế cách thức làm việc trước đây. Nếu như trước đây nhân viên được quản lý theo công việc thì nay họ được quản lý theo giờ giấc. Lịch làm việccủa mỗi cá nhân được sắp xếp chặt chẽ không chỉ theo tháng mà còn cho hàng tuần. Đầu tuần mỗi cá nhân phải báo cáo lịch làm việc hàng ngày, cụ thể đến từng giờ. Sự thay đổi được thể hiện rõ trong quang cảnh làm việc của phòng: các phòng làm việc được bố trí lại hợp lý hơn, lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. Giờ làm việc các phóng viên, biên tập viên, nếu như không có kế hoạch đi đạt bài, lấy tin… thì ai vào việc nấy, ngồi ngay ngắn sau các bàn làm việc. Cảm nhận đầu tiên của bất cứ ai mỗi khi bước vào phòng là một không khí làm việc trang nghiêm của phòng tạp chí.

Xung đột trong phòng tạp chí

     Tuy nhiên, sau một thời gian đã xuất hiện những phàn nàn từ phía các nhân viên. Họ phàn nàn vì tính chất công việc của các phóng viên, biên tập viên đòi hỏi phải đi rangoài nhiều, thời gian cho công việc khó có thể quy định một cách cụ thể. Cách quản lý theo giờ giấc hành chính, sự kiểm soát gắt gao và thái độ nghiêm khắc của trưởng phòng mỗi khi họ vi phạm giờ giấc… đã làm họ thấy lúng túng, mệt mỏi. Họ đều là những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm và có trách nhiệm với công việc. D, một nữ biên tập viên có uy tín làm việc tại tạp chí trên 10 năm, đã cảm thấy căng thẳng khi hàng ngày phải đảm bảo đúng 8h vào buổi sáng và lh30 vào buổi chiều có mặt tại phòng, cho dù ngày hôm đó chị có lịch làm việc với bên ngoài. Chồng chị thường xuyên đi công tác xa nhà, con lại còn nhỏ. Đã một số lần chị đến phòng muộn 5-10 phút. Và ngay ngày hôm qua, do bị tắc đường khi đưa con đi học, chị đã đến chậm buổi họp phòng. Khi bước vào phòng, trưởng phòng đãkhông nói gì và lặng lẽ nhìn lên chiếc đồng hồ trên tưởng. Chậm 15 phút.D thở dài, chị cảm thấy buồn và lo lắng. Công việc của một biên tập viên chị vẫn hoàn thành tốt. Chỉ có một điều… Nhiều đồng nghiệp cũng có tâm trạng như D. Một vài người đang có ý định chuyển công tác.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị