Căn cứ vào quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức
- Giao tiếp cấp trên với cấp dưới: giao tiếp này thực hiện sự luân chuyển thông tin từ cấp cao xuống cấp thấp. Quá trình giao tiếp này nhằm mục đích: hướng dẫn công việc, phản hồi ý kiến của nhân dân, khuyến khích sự tham gia, động viên thúc đẩy…
- Giao tiếp cấp dưới với cấp trên: Giao tiếp từ dưới lên trên là sự phản hồi của dòng thông tin từ trên xuống dưới.
Trong công tác quản lý, hoạt động giao tiếp thườngxuyên diễn ra: giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhóm làm việc, giữa cá nhân và cá nhân… Người cán bộ công chức có năng lực giao tiếp tốt sẽ giúp cho hoạt động công vụ đạt hiệu lực và hiệu quả cao hơn.
Hiểu quan niệm khác nhau về giao tiếp:
- Dưới góc độ thông tin: giao tiếp là một quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin.
- Dưới góc độ tâm lý học:
Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, có nội dung là sự nhận thức và trao đổi thông tin, với sự giúp đỡ của các phương tiện khác nhau, nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho hoạt động của con người.
Giao tiếp là những thông điệp về nhận thức, tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ một mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa người với người trong hoạt động.
Như vậy có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về giao tiếp song nội dung đều hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người, chỉ riêng con người mới có. Giao tiếp là một quá trình concòn rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp. Hiểu biết lẫn nhau đem lại sự thông cảm, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, khi người lãnh đạo đã hiểu được cá tính, năng lực của nhân viên thì việc phân công, phân nhiệm, trao đổi công việc… sẽ hiệu quả hơn.
- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa… vừa là thành viên hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ đó. Trong hoạt động quản lý, quan hệ giữa người quản lý và người dưới quyền là một quan hệ xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía (người quản lý và người dưới quyền) tạo dựng.
- Giao tiếp có nội dung xã hội rất cụ thể được thực hiện trong một hoàn cảnh nhất định, nghĩa là giao tiếp được tiến hành trong không gian, thời gian và các điều kiện cụ thể. Nói một cách khác, giao tiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội loài người. Đây là một đặc trưng cơ bản mà nhờ đó các nhà đạo diễn, nhà văn… đã tạo dựng nên những bộ phim, tác phẩm văn học giúp cho con người nhận thức được sự kế thừa và phát triển các chuẩn mực trong giao tiếp, các phương tiện giao tiếp…
Từ phân tích trên, có thể nêu lên khái niệm giao tiếp là những tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định quanh xãhội nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, cuộc sống tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước