- Hoạt động chấp hành và kiểm tra về mục tiêu, phương thức hành động, động cơ, kết quả và những điều kiện của mình về cơ bản là hoàn toàn khác nhau và đòi hỏi phải có sự đào tạo về nghề nghiệp khác nhau, phải có kinh nghiệm nghề nghiệp không giống nhau.
- Đối với người lãnh đạo, trong từng thời gian khác nhau phải có những thông tin khác nhau.
- Dù người dưới quyền có cung cấp thông tin cho người lãnh đạo một cách thường xuyên, khách quan và trung thực thì người lãnh đạo vẫn không thể thiếu được những ấn tượng cá nhân, thiếu mối liên hệ sinh động, nhạy cảm với những người dưới quyền.
Như vậy, tất cả những cái đó không đưa đến những khái niệm bình thường về kiểm tra với tư cách là sự kiểm soát việc thực hiện.
Hoạt động kiểm tra của người lãnh đạo phải được xây dựng một cách có hê thống, có suy nghĩ kỹ và mỗi lần lại cần tìm ra những nhân tố quan trọng nhất. Không để một lĩnh vực công tác nào bị lãng quên khâu kiểm tra, thậm chí ngay cả những mặt thứ yếu nhất của quá trình thực hiện những quyết định.
Sự kiểm tra nếu nó được xây dựng trên cơ sở những điều kiện hiệu quả của tâm lý thì nó sẽ làm cho những người dưới quyền có ý muốn thực thi công việc một cách tận tâm hơn so với những kích thích về mặt vật chất và tinh thần.
Điều quan trọng của kiểm tra là, không chỉ hướng vào những thiêu sót mà chính là nhằm phát hiện ra những nguồn lực còn chưa khai thác hết để thuyết phục, động viên tư tưởng người dưới quyền và phát huy tối đa các nguồn lực đó.
Sự kiểm tra là một hoạt động đặc biệt và rất cần thiết cho mỗi người lãnh đạo, bao gồm các giai đoạn: nghiên cứu tình hình, chuẩn bị, thông qua những quyết định về kiếm tra như kiểm tra cái gì, bao giờ kiểm tra, kiêm tra ai, kiểm tra như thế nào, ai làm nhiệm vụ kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Làm tốt công tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện sẽ góp phần làm cho công tác lãnh đạo, quản lý có hiệu lực và hiệu quả.
Hoạt động của người lãnh đạo, quản lý phải thể hiện rõ tính trách nhiệm trong công việc, giải quyết công việc vì mục đích phát triển tổ chức trên cơ sở cái “tâm”, cái đức và tài năng của mình; được thể hiện bằng các quyết định quản lý (sản phẩm của người lãnh đạo), định hướng phát triển cơ quan, động viên cán bộ hoàn thành nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước