Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp gián tiếp

Giao tiếp bằng ngôn ngữ

   Bằng ngôn ngữ trong giao tiếp mà con người có thể trao đổi với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm, thái độ… mà mình thấy cần thiết.

    Trong ngôn ngữ nói bao gồm ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại:

+ Ngôn ngữ độc thoại của người lãnh đạo là hình thức người lãnh đạo thông tin tới các thành viên trong tổ chức về những chủ trương mới, kế hoạch mới… Do vậy, ngôn ngữ nói của người lãnh đạo cần: diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng; Đảm bảo tính khoa học, hợp lý; Đảm bảo được tính thuyết phục; Phong cách nói của người lãnh đạo vừa mang tính khoa học, trí tuệ, diễn cảm… sao cho đủ sức thuyết phục đối với cấp dưới.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp gián tiếp

+ Ngôn ngữ đối thoại: được người lãnh đạo sử dụng trong quá trình trao đổi, thảo luận các vấn đề trong tổ chức. Trong quá trình này cả chủ thể và đối tượng giao tiếp thay đổi vị trí cho nhau. Ngôn ngữ đối thoại cần ngắn gọn, dễ hiểu, nằm trong một văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể, có nội dung rõ ràng…

     Cấp dưới báo cáo lên cấp trên về chính bản thân họ, về đồng nghiệp, công việc, các phương pháp thực hiện công việc và các nhận thức của họ về tổ chức bằng văn bản hoặc bằng lời qua các kênh giao tiếp khác nhau.

- Giao tiếp hàng ngày, là giao tiếp giữa các bộ phận cùng cấp, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận cùng cấp trong tổ chức.

     Tóm li, có nhiềucách phân loạigiao tiếp nói chungvà giao tiếp trong quản lý nói riêng. Các loại giao tiếp trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.

     Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu đặc biệt quan trọng của con người trong xã hội. Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ không thể thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, giữa con người với các quan hệ xã hội làm trung tâm. Giao lưu, giao tiếp là một trong những điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý người.

     Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội. Tuỳ theo tính chất mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham gia giao tiếp mà có cách ứng xử khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp hành chính – công vụ, người công chức vừa phải tuân thủ những nguyên tắc của giao tiếp xã hội nói chung vừa phải có thể sử dụng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ, tư thế đứng, ngồi, đi lại… để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.

     Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của đối tượng giao tiếp mà ứng xử phù hợp.

Giao tiếp gián tiếp

     Là loại giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc (vắng mặt). Nói cách khác là quá trình giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian (thư, báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện thoại…). Loại giao tiếp này có khó khăn hơn giao tiếp trực tiếp, chẳng hạn nếu chỉ tiếp xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm… chỉ giúp đối tượng giao tiếp ở xa hiểu được một phần thái độ của chủ thể giao tiếp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị