Một số phương pháp phân loại giao tiếp

Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành hai loại:

- Giao tiếp chính thức: là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội, hoặc các nhóm xã hội chính thức. Giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế. Nghi thức giao tiếp được dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán quy định. Chẳng hạn giao tiếp giữa người lãnh đạo với công chức, giao tiếp giữa lãnh đạo với lãnh đạo, giao tiếp giữa các công chức với nhau, giao tiếp giữa công chức với nhân dân được luật pháp quy định.

- Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiếu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức

Một số phương pháp phân loại giao tiếp

Trong tâm lý học xã hộingườita còn chia giao tiếp ra làm 3 loại:

- Giao tiếp định hướng – xã hội: chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho xã hội, cộng đồng người. Giao tiếp nhằm truyền tin, thuyết phục hoặc kích thích đối tượng giao liếp hoạt động: đó là những báo cáo, bài giảng về các chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại của một chế độ xã hội…

- Giao tiếp định hướng – nhóm, chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho nhóm xã hôi, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề trong nhóm đạt ra trong công tác, học tập, sản xuất kinh doanh…

- Giao tiếp định hướngcá nhân, chủ thể giao tiếp không đại diện cho quyền lợi nhóm xã hội nào cả mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân, xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, cảm xúc… của cá nhân.

Đối với hoạt động quản lýcó thể phân chia các loại giao tiếp theo các căn cứ cơ bản sau:

Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp

- Giao tiếp giữa các thành viên trong cùng tổ chức: còn gọi là giao tiếp trong tổ chức, loại giao tiếp này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển, độ phức tạp và quy mô của công việc… đòi hỏi các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giao tiếp trong tổ chức cũng có những quy định cụ thể, phù hợp theo hệ thống cấp bậc chính thức nhằm phối hợp thực hiện các hoạt động của tổ chức.

- Giao tiếp giữa các tổ chức với nhau: Loại giao tiếp này xảy ra khi có sự phối kết hợp giữa các tổ chức với nhau để thực hiện một hoạt động chung. Giao tiếp giữa các tổ chức có thể cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong nhiều trường hợp giao tiếp gián tiếp được thực hiện sẽ có hiệu quả hơn (qua công văn và các thể loại văn bản hành chính khác).

- Giao tiếp giữa công chức của tổ chức với nhân dân (trong QLHCNN): với các tổ chức thực hiện chức năng tiếp xúc và giải quyết các công việc của nhân dân loại giao tiếp này rất phổ biến. Trong quá trình này, công chức của tổ chức phải xác định được nhu cầu, mong muốn chờ đợi của công dân. Nói cách khác cần phải biết rõ lợi ích của công dân, hiểu rõ quan điểm của họ và giúp họ tìm được giải pháp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị