Hứng thú, khuynh hướng, lý tưởng và thế giới quan

+ Nhu cầu lao động. Lao động cần thiết cho việc thoả mãn những nhu cầu vật chất, đồng thời còn là điều kiên quan trọng đảm bảo duy trì trạng thái tâm lý bình thường của con người. Nhưng trong xã hội mỗi người lại có một nhu cầu lao động khác nhau. Nhiệm vụ của người quản lý là phải xác định các dạng nhu cầu lao động của các cá nhân, luôn tìm cách thúc đẩy nó phát triển bởi vì nhu cầu này không có sẵn trong mỗi con người. Người lãnh đạo. quản lý cần phải kịp thời phát hiện và có chính sách khen thưởng đối với những người lao động tốt.

+ Nhu cầu giao tiếp. Là nhu cẩu quan hệ giữa người này với người khác. Người quản lý cần hiểu rõ nhu cầu này và vận dụng chúng vào quá trinh quản lý, cần phân biệt hình thức giao tiếp rộng rãi và hình thức lựa chọn trong sự giao tiếp. Thông qua giao tiếp sẽ bộc lộ những mặt mạnh và mặt yếu của con người.

Hứng thú, khuynh hướng, lý tưởng và thế giới quan

+ Những động cơ hành động

    Những động cơ không những thúc đẩy và điều khiển hoạt động của con người mà còn làm cho hành động và hành vi của con người có ý nghĩa chủ quan cá nhân. Cùng những hành động giống nhau về hình thức, nhiều khi chúng được chi phối bởi những động cơ khác nhau và điều đó làm cho hành vi của mỗi người có một ý nghĩa nhân cách đặc trưng riêng. Vì vậy, việc đánh giá những hành vi này ở mỗi người phải khác nhau.

    Bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều được tạo nên và được quy đinh bởi những động cơ liên hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và xét đến cùng quy định hành vi của mỗi cá nhân. Trong những động cơ đó thì những động cơ rộng thường là sợi chỉ đỏ của những sức mạnh kích thích con người làm cho toàn bộ cuộc sống và hoạt động của con người có một ý nghĩa nhất định, trong khi đó những động cơ riêng lẻ chỉ kích thích từng hành động cụ thể của con người mà thôi.

    Người quản lý cần chú ý những yếu tố có tác dụng củng cố và hình thành những động cơ có ý nghĩa xã hôi để phát huy tính tích cực của cấp dưới.

Hứng thú, khuynh hướng, lý tưởng và thế giới quan

    Những động cơ như: hứng thú, khuynh hướng, lý tưởng, thế giới quan có một vị trí đặc biệt trong xu hướng của cá nhân.

a. Hứng thú. Là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Hứng thú là nhân tố kích thích hoạt động.

    Hứng thú gắn liền với tình cảm của con người. Hứng thú không được thoả mãn sẽ gây nên những xúc cảm khó chịu, tiêu cực. Trong trường hợp hứng thú của con người được thoả mãn, trở thành đối tượng của hoạt động nhận thức hay lao động thì ở người đó sẽ xuất hiện những cảm xúc tích cực.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị