A. V Xukhômlinxki đã viết: “Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu vĩ đại nhất trong các nhu cầu của con người, không được đặt nó ngang hàng với các loại nhu cầu khác”.
Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ không thể thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội, bản thân, con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, con người với các quan hệ xã hội là trung tâm.
Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội. Tuỳ theo tính chất mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham gia giao tiếp mà có cách ứng xử khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp hành chính – công vụ, người công chức vừa phải tuân thủ những nguyên tấc của giao tiếp nói chung vừa phải chú ý tới những yêu cầu riêng của giao tiếp hành chính – công vụ.
Trong công tác quản lý, hoạt động giao tiếp thường xuyên diễn ra: giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhóm làm việc, giữa cá nhân và cá nhân… Nhà quản lý, lãnh đạo có năng lực giao tiếp tốt sẽ giúp cho cồng tác quản lý lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn.
Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp:
- Dưới góc độ thông tin coi giao tiếp là một quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin.
- Dưới góc độ tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau:
+ Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, có nội dung là sự nhận thức và trao đổi thông tin, với sự giúp đỡ của các phương tiện khác nhau, nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho hoạt động của con người.
+ Giao tiếp là những thông điệp về nhận thức, tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ một mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa những người cùng đối thoại.
Như vậy, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về giao tiếp, song nội dung đều hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người,chỉ riêng con người mới có. Giao tiếp là một qua con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác (cả đối tượng và chủ thể giao tiếp đều ý thức được đầy đủ những nội dung và diễn biến tâm lý của mình trong giao tiếp). Nhờ có đặc trưng cơ bản này, chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của quá trình giao tiếp, giao tiếp để làm gì? Nhằm mục đích gì? Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác.
Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới mục đích trong lao động, học tập, vui chơi…
Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị