Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện

    Đặc điểm của công tác tổ chức thực hiện quyết định được biểu hiện ở chỗ: công tác tổ chức của người lãnh đạo ở đây không phải chỉ đụng đến hoạt động của bản thân mình mà đụng đến hoạt động của nhiều người khác. Người lãnh đạo tác động đối với nhiều người khác để động viên, khơi dậy tính tích cực, có thái độ khẩn trương và trách nhiệm, không lùi bước trước khó khăn để thực thi công vụ.

Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện

    Kiểm tra giữ vị trí đặc biệt trong số nhiều biện pháp bảo đảm việc thực hiện quyết định. Dù có kiểm tra vấn đề nào, dù ai là người tiến hành kiểm tra và người đó có đặt ra cho mình những nhiệm vụ cụ thể nào – trong bất cứ trường hợp nào, thì trước khi kiểm tra phải khái quát được tình hình thực sự của công việc. Vì vậy, cơ sở của sự kiểm tra bao giờ cũng phải là hoạt động nhận thức của những người tiến hành kiểm tra.

Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện

    Những đặc điểm tâm lý của nhận thức phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của khách thể được nghiên cứu. Khi nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên thì cảm xúc của con người ít thấy hơn, ít chen vào hơn là khi nghiên cứu những hiện tượng xã hội. Tương tự như vậy, khi nghiên cứu những hiện tượng trong quản lý nhà nước thì đổ đạt được chân lý, tránh được những định kiến, tránh được chủ quan, áp đặt, duy ý chí là việc làm không dễ.

    Người lãnh đạo khi ra những chỉ thị để thực thi những quyết định do mình thông qua sẽ không thể nhìn thấy trước được quyết định đó sẽ được thực hiện như thế nào. Cho nên nếu không có những thông tin trả lại (thông tin phản hồi) cho người lãnh đạo về tiến trình thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra, thì người lãnh đạo – về thực chất, sẽ không có những khả năng để ảnh hưởng đến tiến trình công việc. Tuy nhiên, nguồn thông tin đến với người lãnh đạo từ chính những người dưới quyền vẫn không thể đủ để giải quyết vấn đề, bởi vì:

-     Người dưới quyền trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc thì đánh giá các quyết định bao giờ cũng có những nhân tố chủ quan, ý kiến đánh giá của họ chỉ là sự tự đánh giá công việc của bản thân mình; còn đối với người lãnh đạo, cái cần chủ yếu là đánh giá khách quan tình hình thực tế của công việc.

-     Những thông tin xuất phát từ người dưới quyền chưa đủ để người lãnh đạo giải quyết vấn đề còn do người lãnh đạo không chỉ cần những thông tin khách quan về công việc của mỗi bộ phận (tập thể), mà còn cần cả những thôngtin so sánh về mức độ thâm nhập của quyết định vào các tập thể khác nhau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị