Giao tiếp vật chất:
Giao tiếp thông qua hành động với vật thể – Vật thể là cầu nối thực hiện mục đích giao tiếp (Chẳng hạn: tặng quà trong hoạt động công vụ (tặng quà gì. tặng cho ai (lãnh đạo, đối tác, quan hệ phối hợp công tác…), sở thích của người được tặng, ý nghĩa của món quà, cách gói quà tặng…).
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ
Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt… để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu… Ngoài ra, con người còn sử dụng những ký hiệu quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo, ký hiệu (ký hiệu dùng riêng cho người câm điếc). Hệ thống tín hiệu này thường được gọi là ngôn ngữ cơ thể (thân thể). Các tín hiệu bao gồm:
+ Hệ thống cử chỉ, nét măt, điêu bộ được tạo ra bởi cácbộ phận của cơ thể.
+ Âm điệu, cường độ lời nói và các tín hiệu kèm theo với lời nói (cười, khóc…).
+ Không gian và thòi gian giao tiếp: Khoảng cách không gian giữa hai bên tham gia giao tiếp, tư thế trong khi giao tiếp, độ dài của giao tiếp…
+ Trang phục: được xem như một chỉ báo về con người khi tiếp xúc với người khác.
Trong quản lý hành chính, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng được sử dụng khá nhiều và có những quy định cụ thể về tác phong, trang phục v.v… của công chức khi tiến hành giao tiếp với các đối tượng khác.
Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, tư thế… thực sự phải là một nghệ thuật sao cho đạt các yêu cầu:
+ Hành vi, cử chỉ… phù hợp với nhân cách người lãnh
đạo.
+ Sự phối hợp các thành phần phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, tư thế…) phải hài hòa, có nhịp điệu, phù hợp với đối tượng, tình huống, nội dung, nhiệm vụ và mục đích giao tiếp.
+ Sử dụng các thành phần phi ngôn ngữ cần tự nhiên,chân thật, đúng với bản chất củamình (Không giấu giếm, nhưng phải biết kiềm chế hợp lý).
+ Việc thay đổi tư thế. cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười rất cần thiết – là tín hiệu giao tiếp sống động và đánh giá, khích lệ của người lãnh đạo đối với đối tượng giao tiếp. Do vậy, cần biểu cảm đúng với thiện ý của đối tượng giao tiếp.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị