Sau đây là những biện pháp thường được dùng để giải quyết xung đột:
Biện pháp thuyết phục:
Đây là biện pháp dùng người thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải. Biện pháp này được sử dụng khi cuộc xung đột tương đồng đã biến thành cuộc xung đột phức tạp, hai bên tham gia xung đột đã không còn tự thương lượng, hòa giải được với nhau. Người đóng vai trò làm trung gian hòa giải phải là người có uy tín trong tổ chức.
Một số trường hợp đặc biệt, người đứng ra làm trung gian hòa giải có thể là người lãnh đạo ở đơn vị khác, không có quyền lợi cá nhân liên quan đến các bên xung đột. Vai trò của người trung gian hòa giải là làm cho hai bên đều tin tưởng vào mình để xác định được nguyên nhân đích thực của cuộc xung đột. giúp họ hiểu nhau hơn và có thể thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau. Vì vậy, người làm trung gian hòa giải cần phải can thiệp kịp thời vào cuộc xung đột và phải tự tin trong hành động của mình. Nếu sau khi dùng biện pháp thuyết phục như trên vẫn không giải quyết được xung đột thì cần áp dụng biện pháp hành chính, đó là:
Chia tách những người tham gia xung đột
Biện pháp này cần được áp dụng trong trường hợp sau khi đã dùng biện pháp thuyết phục nhưng không mang lại kết quả, xung đột vẫn tiếp tục, kéo dài; hoặc trong trường hợp xét thấy không thể sử dụng các biện pháp khác. Đây là biện pháp chuyên một bôn xung đột sang đơn vị, cơ sở khác trong một tập thể, hoặc đưa một bên xung đột ra khỏi tập thể.
Tìm mọi biện pháp chặn đứng cuộc xung đột
Từ mệnh lệnh bằng lời nói, dùng áp lực của quần chúng,… đến sự can thiệp của chính quyền và cơ quan an ninh.
Đây là những phương pháp cơ bản giải quyết xung đột. Tuy nhiên, hiệu quả giải quyết xung đột phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, nghệ thuật xử lý của người lãnh đạo, quản lý.
Xung đột thường xảy ra với kết quả tiêu cực, nhưng cũng có xung đột mang tính tích cực như ma sát đem dến ngọn lửa cho loài người. Khi giải quyết xung đột cần dựa trên nguyên tắc “hai bên cùng thắng”.