Những chú ý trong hoạt động nhận thức

    Hoạt động nhận thức định ra chủ thể nhận thức và đối tượng nghiên cứu. Từ phía đối tượng, nhận thức là sự thu lấy thông tin còn từ phía chủ thể nó là sự hiểu biết. Con người hiểu được những cái mà anh ta nghiên cứu để dùng chính những thông tin mới thu được ấy kết hợp với thông tin đã có xây dựng nên một thể thống nhất, trọn vẹn với các phần không đối chọi nhau.

   Ví dụ, khi người lãnh đạo đã có một ý kiến chắc chắn về một sự kiện, vụ việc nào đó, nếu đột nhiên nhận được một thông tin có tính chất ngược lại thì anh ra sẽ không tin ngay vào thông tin đó mà phải suy nghĩ, kiểm tra và xem xét lại những điều đã biết và đưa thông tin mới có vào dể nhìn nhận sự kiện, vụ việc đó.

Những chú ý trong hoạt động nhận thức

Như vậy, trong hoạt động nhận thức phải chú ý những điểm sau đây:

- Phải trung thành với sự thật dù sự thật đó có đi ngược lại với mong muốn, phải có một sự dũng cảm nhất định để nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận nó. Cương quyết chống lại kiểu nghiên cứu có ý kiến trước rồi mới tìm hiểu thực tế và chỉ chú ý các sự kiện xác nhận giả thuyết đã có sẵn, bởi vì trong tình trạng vô cùng phức tạp của các hiện tượng xã hội có thể luôn luôn tìm dược những chi tiết riêng rẽ xác nhận cho bất cứ giả thuyết nào. Nếu có sự can thiệp không đúng thẩm quyền hoặc chủ quan, áp đặt trong trường hợp này sẽ làm cho hiệu quả quản lý thấp (thậm chí kìm ham sự phát triển) và làm tổn hại đến uy tín của ngươi lãnh đạo. Như vậy, mặt tâm lý của hoạt động nhận thức luôn gắn liền với chủ thể nhận thức.

-    Phải coi trọng các phương pháp nhận thức như: phương pháp án kép, nói chuyện trao đổi (phỏng vấn), nghiên cứu tài liệu, quan sát,… Bằng nhiều phương pháp nói trên, chúng ta sẽ tiếp cận thực tê không chỉ trên giấy tờ mà cả trực tiếp để có khái niệm đầy đủ nhất về bản thân sự kiện và hiện thực.

Đặc điểm tâm lý của việc ra quyết định

    Ra quyết định là một biến dạng của hoạt động nhận thức của người lãnh đạo và về bản chất tâm lý của họ, đó là quá trình tư duy. Ra quyết định là nhằm đưa đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với nhiệm vụ quản lý; là sự phát hiện mâu thuẫn giữa tình huống quản lý với đòi hỏi nhiệm vụ phải thực hiện, dựa vào các nguồn lực để lựa chọn và tìm ra phương án tối ưu giải quyết chúng. Suy cho cùng, hiệu quả của quyết định quản lý phụ thuộc vào nhận thức, vào mức độ luận cứ khoa học của nó. Những điều kiện tâm lý cũng có ảnh hưởng đối với hiệu quả những quyết định đã đề ra.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý