Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý không phải là suy nghĩ và quyết định thay cho cấp dưới, mà phải để cho họ tự quyết định những gì thuộc thẩm quyền của họ (phân cấp, uỷ quyền).Như vậy, hoạt động quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Nhà quản lý thực hiện công việc của mình bằng nách tuân theo những quy luật khách quan, mặt khác huy động năng lực chủ quan của bản thân để giải quyết nhiệm vụ quản lý.
Tính khoa học và tính nghệ thuật của hoạt động quản lý luôn thống nhất với nhau. Nghệ thuật quản lý được xây dựng trên cơ sở những hiểu biết về các quy luật khách quan, bao gồm cả quy luật của hoạt động quản lý. Người lãnh đạo, quản lý không biết tôn trọng quy luật khách quan, làm trái quy luật, chỉ huy mò mẫm, tùy tiện, chủ quan sẽ làm thất bại sự nghiệp. Nhưng, nghệ thuật quản lý nhất thiết phải phát huy tính năng động chủ quan của người lãnh đạo, quản lý. Mặt khác, nghệ thuật quản lý là cơ sở của khoa học quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát kinh nghiệm, nghệ thuật lãnh đạo-quản lý của những người lãnh đạo thành công trong lịch sử, người ta đã tìm ra những quy luật của hoạt động quản lý.
Hoạt động quản lý là hoạt động gián tiếp
Nhiệm vụ chính của người lãnh đạo, quản lý là huy động, phối hợp sức mạnh của mọi người và tập thể để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà thông qua công tác tổ chức để điều khiển, tác động tới những người trực tiếp làm nhiệm vụ đó. Dựa trên sự hiểu biết về năng lực, sở trường và các đặc điểm riêng của mỗi cá nhân trong tổ chức, người quản lý điều khiển hành động của họ, đồng thời thống nhất hành động của mọi người sao cho hành động của người này bổ sung, hỗ trợ với hành động của người khác nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Do đó, hiệu quả hoạt động quản lý của người lãnh đạo, quản lý không chỉ thể hiện ở kết quả hoạt động của tập thổ do người đó phụ trách quản lý mà còn thể hiện qua sự phát triển của từng ca nhân và tập thể. Có thể nói, tính chất đặc thù trong hoạt động của người lãnh đạo, quản lý là ở chỗ người lãnh đạo, quản lý giải quyết các nhiệm vụ về xã hội, kinh tế, chính trị, giáo dục và phát triển tổ chức chủ yếu thông qua công tác tổ chức hoạt động của những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đó. Điều này nói lên tính chất gián tiếp của hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý