Giai đoạn phát triển thứ 2 và thứ 3 của tập thể

Giai đoạn thứ hai

   Ở giai đoạn này mối quan hệ giữa các thành viên đã trở nên gắn bó hơn. Kỷ luật lao động đã được hình thành và được củng cố vững chắc hơn.

  Tập thể đã xuất hiện những thành viên tích cực, trở thành hạt nhân, là chỗ dựa của người quản lý. Giai đoạn này người lãnh đạo, quản lý nên chuyển dần từng phần chức năng thích hợp cho những người này, phát huy vai trò của họ trong hoạt động của tổ chức.

   Nhiệm vụ chủ yếu của người lãnh đạo, quản lý là tiếp tục duy trì, củng cố những tiêu chuẩn hành vi, kỷ luật trong tập thể, tác động đến sự hình thành những quan hệ tốt giữa các cá nhân, kịp thời phát hiện và giải quyết những căng thẳng, những xung đột nảy sinh trong tập thể.

Giai đoạn phát triển thứ 2 và thứ 3 của tập thể

   Từ phong cách quản lý chuyên chế, dùng biện pháp mệnh lệnh để điều hành công việc ở giai đoạn thứ nhất thì ở giai đoạn thứ hai này phong cách quản lý lãnh đạo cho thấy có hiệu quả lại là một phong cách kết hợp khéo léo giữa phong cách chuyên quyền với phong cách lãnh đạo dân chủ.

Giai đoạn thứ ba

    Giai đoạn này là giai đoạn được đặc trưng bởi sự phát triển cao của tập thể: ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức được nâng cao. Mỗi thành viên trong tập thể đều có sự nhận thức rõ về nhiệm vụ, vai trò của bản thân và nhiệm vụ chung của tổ chức. Kỷ luật trong tập thể đã thật sự vững chắc. Quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ngày một gắn bó hơn.

   Sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên cùng với ý thức trách nhiệm, năng lực hoàn thành công việc ngày càng được nâng cao tạo nên sức mạnh tổng lực của cả tập thể trong việc hoàn thành công việc chung. Bởi vậy, ở giai đoạn thứ ba này, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý là tiếp tục hoàn thiện tập thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nó.

   Trong giai đoạn này, người lãnh đạo nên chuyển sang phong cách lãnh đạo dân chủ. triển của tập thể, phản ánh các mối quan hệ xã hội diễn ra trong tập thể đó. Những hiện tượng tâm lý xã hội thường xảy ra trong tập thể bao gồm: sự lây truyền tâm lý, dư luận tập thổ, bầu không khí tâm lý trong tập thể, truyền thống tập thể, xung đội tâm lý trong tập thổ…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị