Tính phức tạp của hoạt động quản lý

    Đánh giá đúng trình độ chuyên môn, sở trường, sở đoản của người dưới quyền cũng là yếu tố quan trọng để người quản lý tiến hành có hiệu quả hoạt động quản lý.

    Trên cơ sở đó. nhà quản lý sắp xếp công việc hợp lý cho mỗi người để họ thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất công việc được giao.

    Ngoài ra, nhà lãnh đạo quản lý cũng cần nhận biết các đặc điểm tâm lý khác của mỗi thành viên (như đời sống tình cảm, tính cách, khí chất…) và đặc điểm tâm lý của tập thể do mình quản lý (như bầu không khí trong tập thé, truyền thống của tập thể…).

    Tính phức tạp của hoạt động quản lý còn thể hiện ở chức năng của hoạt động này. Hoạt động quan ly có nhiều chức năng khác nhau: chức năng tổ chức, chức năng kinh tế, chức năng giáo dục, chức năng chính trị. Vì vậy, nhà lãnh đạo quản lý vừa là một nhà tổ chức, vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà kinh tế, lại cũng là nhà chính trị. Những chức năng này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước.

Tính phức tạp của hoạt động quản lý

    Do tính phức tạp của hoạt động quản lý trong xã hội hiện đại ngày càng gia tăng nên nó đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải được đào tạo một cách chuyên biệt, được cung cấp những phương pháp quản lý một cách khoa học và được lựa chọn dựa trên những phẩm chất tâm lý đặc biệt, kiến thức sâu rộng, kỹ năng quản lý. Vì vậy, hoạt động quản lý đã trỏ thành một nghề đạc biệt trong xã hội. Ngày nay, ở nhiều nước đã khá phổ biến việc đào tạo và sử dụng những nhà quản lý chuyên nghiệp, họ được tiếp cận nội dung chuyên sâu và phương pháp quản lý khoa học, được rèn luyện các kỹ năng quản lý. Một nhà quản lý giỏi trong xã hội hiện đại không nhất thiết phải là chuyên gia giỏi trong lĩnh vực do mình quản lý. Henry Fayol-một trong hai người khai sinh ra khoa học quản lý (Taylor và Fayol) dã từng đề cập đến ý nàytrong cuốn “Quản lý kỹ nghệ và thông thường”, ông viết: Trong một xí nghiệp, những nhân viên ở dưới, cần có học chuyên nghiệp, còn người chỉ huy không cần học nhiều mà cần biết quản lý hơn. Còn ở Việt Nam trình độ chuyên môn vẫn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc tuyển chọn và đề bạt người lãnh đạo quản lý, ngoài ra còn tính đến những yếu tố khác như phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực giao tiếp, v.v…, do đó, nhà quản lý đương chức còn có vai trò phát hiện và bồi dưỡng nhà quản lý kế cận.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị