Nhu cầu luôn tồn tại ở những hình thức khác nhau

-  Nhu cầu xã hội: Bao gồm sự mong muốn được quan hệ với những người khác, trao và nhận tình cảm, sự quan tâm và sự phối hợp hoạt động, tìm kiếm sự bang giao, sự phô trương, cơ hội quan tâm đến người khác, hứng thú vui bạn bè,…

-  Nhu cầu độc lập: bao gồm những nhu cầu chứng tỏ năng lực của mình, tìm kiếm sự tôn trọng đối với năng lực cá nhân và tạo dựng sự thừa nhận của mọi người về nàng lực của mình, gây được ảnh hưởng, xung quanh chấp nhận với những biểu hiện tôn trọng.

-    Nhu cầu vượt chính mình, tự khẳng định mình: Bao gồm những mong muốn phát triển tiềm năng sáng tạo của mình, vượt lên chính mình trong hiệu suất làm việc, tìm kiếm cơ hội thể nghiệm phát triển bản thân và hoàn thiện năng lực cá nhân của mình.

Nhu cầu luôn tồn tại ở những hình thức khác nhau

    Theo Maslow các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự phân cấp độ quan trọng với nguyên tắc các nhu cầu ở cấp độ thấp hơn phải được thoả mãn thì mới nảy sinh các nhu cầu cao hơn. Thuyết Maslow là một cảnh báo cho các nhà quản lý rằng, chừng nào các nhu cầu cơ bản chưa được thoả mãn chừng đó người lao động không hoàn toàn tập trung cho công việc. Suy luận theo cách đó thì nhu cầu ở cáp độ nào đó đã được thoả mãn, nó sẽ không tham gia tạo động cơ hoạt động hay không còn là công cụ hiệu quả để kích thích người lao đông nữa.

   Tuy nhiên, không phải cứ một nhu cầu nào đó được thoả mãn thì không tham gia vào thúc đẩy hoạt động của con người, mà các nhu cầu luôn tồn tại dưới những hình thức khác nhau.

Theo tâm lý học. nhu cầu của con người gồm có những loại cơ bản sau:

a- Nhu cấu vật chất có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của cơ thể con người, có cội nguồn sâu xa từ bên trong cơ thể, chẳng hạn nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại, nghỉ ngơi,…tức là mọi nhu cầu để nuôi sống, bảo vệ cơ thể, bảo đảm sự tồn tại của con người, và chỉ khi nào thoả mãn nhu cầu này, dù chỉ ở mức tối thiểu, thì mới hình thành các nhu

b- Như cầu tinh thán có liên quan trực tiếp với những đòi hỏi về cái đẹp có cội nguồn sâu xa từ trong nền văn minh, cái làm nên bản chất con người. Chẳng hạn nhu cầu về nghệ thuật văn học, âm nhạc, điêu khấc, hội họa… và khoa học,…

    Nhu cầu về tinh thần bao gồm : nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu lao động, nhu cầu giao lưu, nhu cầu hoạt động và giao tiếp xã hội.

   Nhu cầu về hiểu biết của con người cũng tương tự như vậy. Con người có nhu cầu hiểu biết con người cần được thoả mãn một cách có tổ chức. Nếu một vấn đề gì đó mà cấp dưới quan tâm, có nguyện vọng muốn được hiểu biết thì lãnh đạo cần phải giải đáp một cách cặn kẽ để thoả mãn đến mức tối đa nhu cầu của quần chúng.