Nghệ thuật lãnh đạo quản lý

    Nghệ thuật lãnh đạo quản lý còn thể hiện ớ chỗ người lãnh đạo quản lý ít bị thói quen chi phối, luôn có xu hướng tìm tòi những điều mới mẻ khi giải quyết công việc. Họ cũng là người biết nắm bắt thời cơ, có khả, năng sử dụng nguồn lực -con người một cách hợp lý.

   Sử dụng con người như thế nào để đạt được hiệu quả quản lý là vấn đề đã được các học giả, các nhà khoa học từ xưa đến nay rất quan tâm. Qua kinh nghiệm và bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, họ cũng đã phát hiện ra được những quy luật của hoạt động quản lý. Những quy luật này được các nhà quản lý vận dụng thành thạo thì trở thành nghệ thuật quản lý.

Nghệ thuật lãnh đạo quản lý

Người có nghệ thuật lãnh đạo, quản lý là người:

-  Biết sắp xếp công việc cho cấp dưới phù hợp với họ về mặt năng lực, khí chất, trình độ chuyên môn, sở thích, nguyện vọng, sức khoẻ, thể chất, v.v… Mỗi người ai cũng có sở trường và sở đoản, nhà quản lý nên biết cách phát huy sở trường và hạn chế sở đoản của các nhân viên dưới quyền. Điều đó khiến cho họ có điều kiện để phát huy hiệu quả công việc được giao.

-  Khéo léo trong việc sử dụng quyền lực của mình để điều khiển, điều chỉnh hành vi, hoạt động của cấp dưới.

-Lắng nghe ý kiến của cấp dưới và sẵn sàng ứng dụng V kiến của họ trong thực tiễn công tác quản lý sau khi xác định đó là ý kiến đúng đắn. Làm được điều này nhà quản lý sẽ khuyến khích cấp dưới mạnh dạn, tự tin đóng góp ý kiến,

-  Ứng xử khéo léo với cấp dưới: gần gũi, nhã nhặn, nồng nhiệt, trân thành…

-  Quan tâm đến quyền lợi và cuộc sống của cấp dưới và của tập thể, luôn cải thiện điều kiện làm việc cho cấp dưới cả về vật chất và tinh thần bằng cách cung cấp các phương tiên làm việc phù hợp, đảm bảo an toàn lao động và được chăm sóc sức khỏe.

-  Có khả năng tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực, lành mạnh trong tổ chức, khiến cho mọi người đều hăng hái làm việc, tin tưởng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau hướng tới mục tiêu chung của tổ chức, ủng hộ các đường lối, chiến lược, cách thức quản lý của cấp trên.

-  Thưởng phạt phân minh: Thưởng, phạt đúng công, tội. Thừa nhận những đóng góp của họ, khen ngợi và ban thưởng cấp dưới khi họ hoàn thành xuất sắc công việc. Phê bình và trừng phạt cấp dưới khi họ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc gây ảnh hưởng xấu tới tổ chức. Tuy nhiên, nhà quản lý cũng cần phải biết cách khen thưởng hay phê bình, trừng phạt làm sao để tự bản thân họ thấy xứng đáng, thoải mái với cách xử lí của người quản lý.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước