Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của việc ra các quyết định quản lý:
- Diễn biên của tình huống quản lý và hoàn cảnh xảy ra:
Hoàn cảnh gấp gáp quyết định phải khẩn trương. Hoàn cảnh phức tạp, khó khăn quyết định phải hết sức thận trọng.
- Khả năng nhận thức tình huống của người lãnh đạo:
Nhận thức tình huống không đầy đủ, phân tích không kỹ dễ dẫn đến quyết định sai lầm.
- Sự tác động tâm lý qua lại của những người cùng tham gia vào quá trình ra quyết định:
Nếu những người cùng tham gia quá trinh ra quyết định nhất trí cao thì quyết định thường mang tính tích cực, ngược lại, họ thiếu nhất trí thì quyết định đôi khi mang tính dung hoà, thiếu tích cực.
- Đặc điểm tâm lý cá nhân của người ra quyết định:
Khí chất, tính cách và năng lực của chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình ra quyết định.
Những điều kiện để bảo đảm hiệu quả của những quyết định:
Những quyết định được dựa vào không chỉ theo những luận cứ kinh tế, kỹ thuật, luật pháp… mà còn dựa vào những tiêu chuẩn tâm lý, đó là:
- Phải làm cho người dưới quyền tin là quyết định thực sự có cân cứ.
- Quyết định phải mang tính kịp thời. Khi vấn đề cần được giải quyết, những sự kiện không chờ đợi mà vẫn tiếp tục phát triển, trong khi đó ý định đã hình thành thích ứng trước đây, nay có thể đã lỗi thòi và mất ý nghĩa. Ví dụ, vấn đề đề bạt cán bộ đã chín muỗi nhưng không được thực hiện kịp thời, người được dự kiến đó có thể mất hy vọng, hiệu quả công tác sa sút, hoặc chuyển công tác khác…
- Tính đúng đắn và nghiêm minh của quyết định.
Khi thông qua quyết định, người lãnh đạo dự đoán một cách có suy nghĩ về diễn biến tự nhiên của những sự kiện, nghĩa là những tình huống nào có thể xảy ra nếu không thông qua quyết định mới. Sau đó người lãnh đạo phải liên đoán làm thế nào để ngăn chặn sự thay đổi của tiến trình những sự kiện so với tiêu chuẩn. Tiếp theo là đề ra mục tiêu hành động – dự kiến kết quả sự tác động của tập thể đến tiến trình những sự kiện.
- Tính khả thi của quyết định. Sự thích ứng của quyết định với các nguồn lực và phương tiện thực hiện có ý nghĩa to lớn đối với hiệu quả quyết định. Quyết định đề ra nhiệm vụ càng to lớn nhưng vừa sức cho tập thể thì càng tốt không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về mặt tâm lý nữa: tập thể được phát triển trong quá trình khắc phục những khó khăn ngày càng tăng.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị