Các giai đoạn phát triển của tập thể
Cũng như bất cứ một tập thể lao động nào, sự hình thành và phát triển của tập thổ các tổ chức cơ quan nhà nước trải qua những giai đoạn triển nhất định của nó. Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tập thể là cần thiết vì nó giúp cho việc hiểu và lý giải được các vấn đề tâm lý nảy sinh trong cơ quan, đơn vị trong quá trình hoạt động và phát triển của nó. Quá trình đó bao gồm các giai đoạn sau đây:
* Giai đoạn thứ nhất
Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung lại, chưa ai biết ai. chưa có mối quan hệ qua lại. Sau đó, mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thể bắt đầu được nảy sinh trên cơ sỏ công việc. Kỷ luật tập thể bắt đầu được hình thành. Mỗi người đều cố gắng thể hiện vai trò và khả năng của minh.
Tuy nhiên, cán lưu ý ở giai đoạn này trong tập thể rất dễ nảy sinh xung đột do mọi người từ những nơi khác nhau đến, có những thái độ, hành vi, tác phong, lề lối làm việc… rất khác nhau.
Trong tổ chức, cơ quan có thể có những phần tử tiêu cực, họ mang vào tập thé những thói hư, tật xấu, ảnh hưởng không tốt đến tập thể. Do vậy, khi có quyết định thành lập một đơn vị hành chính mới (xã, phường, quận, huyện,…) người quản lý, lao động cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn định tổ chức, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của tập thể cũng như của mỗi thành viên, hình thành những tiêu chuẩn hành vi đối với mỗi thành viên trong tập thể, đề cao kỷ luật lao động.
Phong cách lãnh đạo thích hợp và chủ đạo trong giai đoạn này là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, sử dụng biện pháp mệnh lệnh để điều hành công việc của tập thể.
Đây là điều cần thiết trong một giai đoạn phát triển nhất định của quan hệ quản lý.