Hoạt động quản lý hành chính chủ yếu là giao tiếp, những nhà quản lý hành chính thường xuyên phải giao tiếp với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp và những người dân có liên quan đến các chính sách và các chương trình của quản lý nhà nước. Họ giao tiếp để thu nhận những phương tiện hay một sự ủy quyền, một mệnh lệnh cũng như để tập hợp các cộng tác viên xung quanh việc xây dựng và thực hiện những mục tiêu, những chiến lược theo quy định của giá trị tổ chức.
Thực hiện các quá trình hài hòa những lợi ích cạnh tranh và đôi khi đối lập nhau là một chức năng then chốt của hành chính công, đòi hỏi các nhà hành chính phải ra những quyết định thiết thực thông qua giao tiếp. Bậc thang trong tổ chức càng cao thì khả năng phải giao tiếp càng nhiều hơn.
Môi trường giao tiếp trong quản lý hành chính khá phức tạp (phạm vi rộng, tổ chức phức tạp, đối tác đa dạng, kiểu cách quản lý thay đổi…) nên người quản lý hành chính phải có các chuẩn mực về ứng xử, các chuẩn mực mới thích hợp với hoàn cảnh trong nước và các đối tác ngoài nước.
Những cuộc giao tiếp trong quản lý hành chính thựchiện kém, thường kéo dài, tốn phí nhiều, đem lại ít và chất thêm gánh nặng cho cán bộ cấp trên; người đẩy những công việc khó khăn lên trên, xa những người thạo việc nhất và lẽ ra họ phải là người giải quyết công việc tốt nhất. Cuối cùng, người dân phải chịu đựng những hoạt động giao tiếp hành chính kém cỏi đó.
Chất lượng của nền hành chính công tùy thuộc vào mức độ chất lượng của các quá trình giao tiếp của người cán bộ công chức trong khi thi hành nhiệm vụ. Hầu hết các công việc thuộc lợi ích công đều được đưa ra thông qua con đường giao tiếp.
Con người tham gia giao tiếp trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, trong đó họ có một vai trò cá nhân vào phần việc của họ trong công việc chung và được vĩnh viễn công nhận. Trong cơ quan hành chính nhà nước cũng tạo nên vai trò cá nhân, nhưng được phân biệt một cách chính thức, đi kèm với quyền hạn và nghĩa vụ: Trưởng phòng có địa vị cao hơn Phó phòng bởi khác nhau về chức vụ, quyền hạn. Cũng cần nhớ rằng; có địa vị cao nhất chưa hẳn là người vị trí quan trọng, có người tuy địa vị không cao nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với người khác trong quan hệ giao tiếp.
Trong lĩnh vực hành chính, chức vụ nói lên vị trí một người, rất cần để phân biệt với người khác, cần phân biệt rõ vai trò và địa vị. Một số cá nhân cóvai trò lớn hơn chức vụ, địa vị của họ thông quathâm niên làm việc, tính cách của họ. Một người giao liếp giỏi là người có khả năng nhận thấy sự khác nhau giữa vai trò và địa vị của một người, và là người có kỹ năng cân nhắc xem thông điệp nào phù hợp với loại tính cách nào của người nhận.
Trong môi trường sống và làm việc, con người sẽ dần dần hiểu ra rằng: muốn tạo một chỗ đứng cho chính mình trong một môi trường nào đó, cần phải nắm vững nhữngnguyên tắc, những luật lệ, chính sách của nhà nước khi giao tiếp với người khác, đồng thời phải có kiến thức và kỹ năng thực tế để biết được đối tượng muốn gì và ta đang nói chuyện với ai, nên nói như thế nào, nói những gì, nên dùng phương tiện phi ngôn ngữ ra sao nhằm tiến hành giao tiếp đạt hiệu lực và hiệu quả công vụ tốt nhất.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị