Một số đặc điểm tâm lý trong giao tiếp công vụ

     Hoạt động quản lý hành chính chủ yếu là giao tiếp, những nhà quản lý hành chính thường xuyên phải giao tiếp với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp và những người dân có liên quan đến các chính sách và các chương trình của quản lý nhà nước. Họ giao tiếp để thu nhận những phương tiện hay một sự ủy quyền, một mệnh lệnh cũng như để tập hợp các cộng tác viên xung quanh việc xây dựng và thực hiện những mục tiêu, những chiến lược theo quy định của giá trị tổ chức.

     Thực hiện các quá trình hài hòa những lợi ích cạnh tranh và đôi khi đối lập nhau là một chức năng then chốt của hành chính công, đòi hỏi các nhà hành chính phải ra những quyết định thiết thực thông qua giao tiếp. Bậc thang trong tổ chức càng cao thì khả năng phải giao tiếp càng nhiều hơn.

Một số đặc điểm tâm lý trong giao tiếp công vụ

     Môi trường giao tiếp trong quản lý hành chính khá phức tạp (phạm vi rộng, tổ chức phức tạp, đối tác đa dạng, kiểu cách quản lý thay đổi…) nên người quản lý hành chính phải có các chuẩn mực về ứng xử, các chuẩn mực mới thích hợp với hoàn cảnh trong nước và các đối tác ngoài nước.

     Những cuộc giao tiếp trong quản lý hành chính thựchiện kém, thường kéo dài, tốn phí nhiều, đem lại ít và chất thêm gánh nặng cho cán bộ cấp trên; người đẩy những công việc khó khăn lên trên, xa những người thạo việc nhất và lẽ ra họ phải là người giải quyết công việc tốt nhất. Cuối cùng, người dân phải chịu đựng những hoạt động giao tiếp hành chính kém cỏi đó.

     Chất lượng của nền hành chính công tùy thuộc vào mức độ chất lượng của các quá trình giao tiếp của người cán bộ công chức trong khi thi hành nhiệm vụ. Hầu hết các công việc thuộc lợi ích công đều được đưa ra thông qua con đường giao tiếp.

     Con người tham gia giao tiếp trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, trong đó họ có một vai trò cá nhân vào phần việc của họ trong công việc chung và được vĩnh viễn công nhận. Trong cơ quan hành chính nhà nước cũng tạo nên vai trò cá nhân, nhưng được phân biệt một cách chính thức, đi kèm với quyền hạn và nghĩa vụ: Trưởng phòng có địa vị cao hơn Phó phòng bởi khác nhau về chức vụ, quyền hạn. Cũng cần nhớ rằng; có địa vị cao nhất chưa hẳn là người vị trí quan trọng, có người tuy địa vị không cao nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với người khác trong quan hệ giao tiếp.

     Trong lĩnh vực hành chính, chức vụ nói lên vị trí một người, rất cần để phân biệt với người khác, cần phân biệt rõ vai trò và địa vị. Một số cá nhân cóvai trò lớn hơn chức vụ, địa vị của họ thông quathâm niên làm việc, tính cách của họ. Một người giao liếp giỏi là người có khả năng nhận thấy sự khác nhau giữa vai trò và địa vị của một người, và là người có kỹ năng cân nhắc xem thông điệp nào phù hợp với loại tính cách nào của người nhận.

     Trong môi trường sống và làm việc, con người sẽ dần dần hiểu ra rằng: muốn tạo một chỗ đứng cho chính mình trong một môi trường nào đó, cần phải nắm vững nhữngnguyên tắc, những luật lệ, chính sách của nhà nước khi giao tiếp với người khác, đồng thời phải có kiến thức và kỹ năng thực tế để biết được đối tượng muốn gì và ta đang nói chuyện với ai, nên nói như thế nào, nói những gì, nên dùng phương tiện phi ngôn ngữ ra sao nhằm tiến hành giao tiếp đạt hiệu lực và hiệu quả công vụ tốt nhất.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị

Vai trò của giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước

      Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng mang tính sống còn của nhân loại nói chung. Con người với tư cách là thành viên cộng đồng xã hội không thể thiếu giao tiếp với những người xung quanh. Nếu không có sự giao tiêp, con người không thể có sự hiểu biết lẫn nhau. Qua giao tiếp con người mới thực hiện được quá trình xã hội hóa để tự hoàn thiện mình bằng cách tiếp thu, học tập kinh nghiệm, học cách ứng xử của cộng đồng xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hoạt động giao tiếp cho phép con người tổ chức các hoạt động có mục đích. Nếu không có hoạt động giao tiếp sẽ không thể có tổ chức xã hội.

     Giao tiếp trong quản lý hành chính Nhà nước là sự tiếp xúc giữa con người với nhau trong phạm vi hành chính nhằm thoả mãn những nhu cầu nhất định trong việc xác lâp và giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.

Vai trò của giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước

     Trong góc độ nhất định, chúng ta có thể nói hoạt động quản lý hành chính chủ yếu là hoạt động giao tiếp. Các nhà lãnh đạo, quản lý thường xuyên phải thực hiện quá trình giao tiếp tương tác với cấp trên, cấp dưới, với cơ quan đối tác các cơ quan hữu quan, các cán bộ nhân viên và các đối tượng giao tiếp khác. Người làm công tác lãnh đạo và quản lý hành chính phải dành khoảng 70% đến 90% thời gian làm việc để thực hiện các hoạt động giao tiếp phục vụ trong công tác của mình. Do vậy, người cán bộ công chức cần thiết phải thông thạo và có kỹ năng tốt về giao tiếp để hoàn thành những nhiệm vụ của mình trong công vụ.

     Trong quản lý hành chính, giao tiếp có chức năng chủ yếu là thu, nhận và trao đổi thông tin giữa hai bên tham gia giao tiếp với nhau có tính đến cả mục đích, tâm thế và mục tiêu của nhau trên cơ sở các quy định của Nhà nước. Trên cơ sở thu nhận thông tin, hai bên giao tiếp sẽ xây dựng, điều chỉnh mục tiêu, điều chỉnh hành vi qua sự tác động lẫn nhau để cùng hiểu biết về tình huống, xác định rõ vai trò,nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của mỗi bên nhằm đem lại lợi ích nhiều nhất, hiệu quả nhất trong quản lý hành chính Nhà nước. Ngoài ra, giao tiếp còn là sự giao lưu tình cảm, tư tưởng để phát triển nhân cách hoàn chỉnh cho con người trong xã hội.


Khái quát vai trò của giao tiếp trong công vụ

     Giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Qua giao tiếp, con người hình thành nên những mối quan hệ xã hội. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội sẽ làm phong phú đời sống nhân cách con người. Những nét đặc trưng của tâm lý con người như ngôn ngữ, ý thức, tình cảm, năng lực… được hình thanh và phát triển trong giao tiếp.

     Qua giao tiếp con người hưởng thụ và tiếp thu những thành tựu phát triển văn hoá, khoa học; lĩnh hội những giá tri vật chất và phi vật chất như lương tâm, trách nhiệm, lòng tự trọng… của xã hội loài người. Bằng tấm gương của đối tượng giao tiếp mà chủ thể soi lại mình, tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Khái quát vai trò của giao tiếp trong công vụ

     Trong hoạt động quản lý, giao tiếp có mặt ở tất cả các khâu của hoạt động quản lý (trực tiếp hay gián tiếp). Có thể nóiphần lớn thời gian trong ngày làm việc của người quản lý lãnh đạo dành cho việc giao tiếp với người khác, với các đơn vi. Việc hoàn thành nhiệm vụ của người thi hành công vụ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động giao tiếp.

     Cùng với hoạt động, giao tiếp là phương thức tồn tại của loài người. Xã hội càng phát triển thì giao tiếp càng phong phú, phương tiện giao tiếp càng phức tạp. Giao tiếp ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội, của đời sống con người.

     Giao tiếp là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước. Phần lớn thời gian làm việc của người cán bộ công chức dành cho hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp không chỉ đơn thuần là gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi. Muốn giao tiếp có hiệu quả, người cán bộ công chức trong thi hành công vụ cần phải vận dụng các kiến thức về tâm lý học, thuần thục các nguyên tắc, kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp không chỉ là một vấn đề mang tính khoa học mà còn là cả một nghệ thuật. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và sự thành công của một cơ quan quản lý hành chính nhiều khi lại phụ thuộc một phần quan trọng ở nhiệm vụ giao tiếp của người cán bộ công chức.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý

Đặc trưng và khái niệm cụ thể của giao tiếp

Căn cứ vào quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức

- Giao tiếp cấp trên với cấp dưới: giao tiếp này thực hiện sự luân chuyển thông tin từ cấp cao xuống cấp thấp. Quá trình giao tiếp này nhằm mục đích: hướng dẫn công việc, phản hồi ý kiến của nhân dân, khuyến khích sự tham gia, động viên thúc đẩy…

- Giao tiếp cấp dưới với cấp trên: Giao tiếp từ dưới lên trên là sự phản hồi của dòng thông tin từ trên xuống dưới.

     Trong công tác quản lý, hoạt động giao tiếp thườngxuyên diễn ra: giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhóm làm việc, giữa cá nhân và cá nhân… Người cán bộ công chức có năng lực giao tiếp tốt sẽ giúp cho hoạt động công vụ đạt hiệu lực và hiệu quả cao hơn.

Đặc trưng và khái niệm cụ thể của giao tiếp

Hiểu quan niệm khác nhau về giao tiếp:

- Dưới góc độ thông tin: giao tiếp là một quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin.

- Dưới góc độ tâm lý học:

     Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, có nội dung là sự nhận thức và trao đổi thông tin, với sự giúp đỡ của các phương tiện khác nhau, nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho hoạt động của con người.

     Giao tiếp là những thông điệp về nhận thức, tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ một mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa người với người trong hoạt động.

Như vậy có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về giao tiếp song nội dung đều hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

- Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người, chỉ riêng con người mới có. Giao tiếp là một quá trình concòn rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp. Hiểu biết lẫn nhau đem lại sự thông cảm, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, khi người lãnh đạo đã hiểu được cá tính, năng lực của nhân viên thì việc phân công, phân nhiệm, trao đổi công việc… sẽ hiệu quả hơn.

- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa… vừa là thành viên hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ đó. Trong hoạt động quản lý, quan hệ giữa người quản lý và người dưới quyền là một quan hệ xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía (người quản lý và người dưới quyền) tạo dựng.

- Giao tiếp có nội dung xã hội rất cụ thể được thực hiện trong một hoàn cảnh nhất định, nghĩa là giao tiếp được tiến hành trong không gian, thời gian và các điều kiện cụ thể. Nói một cách khác, giao tiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội loài người. Đây là một đặc trưng cơ bản mà nhờ đó các nhà đạo diễn, nhà văn… đã tạo dựng nên những bộ phim, tác phẩm văn học giúp cho con người nhận thức được sự kế thừa và phát triển các chuẩn mực trong giao tiếp, các phương tiện giao tiếp…

     Từ phân tích trên, có thể nêu lên khái niệm giao tiếp là những tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định quanh xãhội nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, cuộc sống tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước

Một số phương pháp phân loại giao tiếp

Theo quy cách, người ta chia giao tiếp thành hai loại:

- Giao tiếp chính thức: là sự giao tiếp giữa các thành viên trong một nhóm xã hội, hoặc các nhóm xã hội chính thức. Giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế. Nghi thức giao tiếp được dư luận xã hội hoặc pháp luật, phong tục tập quán quy định. Chẳng hạn giao tiếp giữa người lãnh đạo với công chức, giao tiếp giữa lãnh đạo với lãnh đạo, giao tiếp giữa các công chức với nhau, giao tiếp giữa công chức với nhân dân được luật pháp quy định.

- Giao tiếp không chính thức: là giao tiếp giữa những người hiếu biết rõ về nhau, không câu nệ vào thể thức

Một số phương pháp phân loại giao tiếp

Trong tâm lý học xã hộingườita còn chia giao tiếp ra làm 3 loại:

- Giao tiếp định hướng – xã hội: chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho xã hội, cộng đồng người. Giao tiếp nhằm truyền tin, thuyết phục hoặc kích thích đối tượng giao liếp hoạt động: đó là những báo cáo, bài giảng về các chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại của một chế độ xã hội…

- Giao tiếp định hướng – nhóm, chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho nhóm xã hôi, nhằm mục đích giải quyết những vấn đề trong nhóm đạt ra trong công tác, học tập, sản xuất kinh doanh…

- Giao tiếp định hướngcá nhân, chủ thể giao tiếp không đại diện cho quyền lợi nhóm xã hội nào cả mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân, xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, cảm xúc… của cá nhân.

Đối với hoạt động quản lýcó thể phân chia các loại giao tiếp theo các căn cứ cơ bản sau:

Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp

- Giao tiếp giữa các thành viên trong cùng tổ chức: còn gọi là giao tiếp trong tổ chức, loại giao tiếp này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển, độ phức tạp và quy mô của công việc… đòi hỏi các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Giao tiếp trong tổ chức cũng có những quy định cụ thể, phù hợp theo hệ thống cấp bậc chính thức nhằm phối hợp thực hiện các hoạt động của tổ chức.

- Giao tiếp giữa các tổ chức với nhau: Loại giao tiếp này xảy ra khi có sự phối kết hợp giữa các tổ chức với nhau để thực hiện một hoạt động chung. Giao tiếp giữa các tổ chức có thể cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong nhiều trường hợp giao tiếp gián tiếp được thực hiện sẽ có hiệu quả hơn (qua công văn và các thể loại văn bản hành chính khác).

- Giao tiếp giữa công chức của tổ chức với nhân dân (trong QLHCNN): với các tổ chức thực hiện chức năng tiếp xúc và giải quyết các công việc của nhân dân loại giao tiếp này rất phổ biến. Trong quá trình này, công chức của tổ chức phải xác định được nhu cầu, mong muốn chờ đợi của công dân. Nói cách khác cần phải biết rõ lợi ích của công dân, hiểu rõ quan điểm của họ và giúp họ tìm được giải pháp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị

Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp gián tiếp

Giao tiếp bằng ngôn ngữ

   Bằng ngôn ngữ trong giao tiếp mà con người có thể trao đổi với nhau tất cả những hiểu biết, tình cảm, thái độ… mà mình thấy cần thiết.

    Trong ngôn ngữ nói bao gồm ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại:

+ Ngôn ngữ độc thoại của người lãnh đạo là hình thức người lãnh đạo thông tin tới các thành viên trong tổ chức về những chủ trương mới, kế hoạch mới… Do vậy, ngôn ngữ nói của người lãnh đạo cần: diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng; Đảm bảo tính khoa học, hợp lý; Đảm bảo được tính thuyết phục; Phong cách nói của người lãnh đạo vừa mang tính khoa học, trí tuệ, diễn cảm… sao cho đủ sức thuyết phục đối với cấp dưới.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp gián tiếp

+ Ngôn ngữ đối thoại: được người lãnh đạo sử dụng trong quá trình trao đổi, thảo luận các vấn đề trong tổ chức. Trong quá trình này cả chủ thể và đối tượng giao tiếp thay đổi vị trí cho nhau. Ngôn ngữ đối thoại cần ngắn gọn, dễ hiểu, nằm trong một văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể, có nội dung rõ ràng…

     Cấp dưới báo cáo lên cấp trên về chính bản thân họ, về đồng nghiệp, công việc, các phương pháp thực hiện công việc và các nhận thức của họ về tổ chức bằng văn bản hoặc bằng lời qua các kênh giao tiếp khác nhau.

- Giao tiếp hàng ngày, là giao tiếp giữa các bộ phận cùng cấp, sự phối hợp giữa các cá nhân và các bộ phận cùng cấp trong tổ chức.

     Tóm li, có nhiềucách phân loạigiao tiếp nói chungvà giao tiếp trong quản lý nói riêng. Các loại giao tiếp trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú.

     Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu đặc biệt quan trọng của con người trong xã hội. Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ không thể thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, giữa con người với các quan hệ xã hội làm trung tâm. Giao lưu, giao tiếp là một trong những điều kiện để hình thành và phát triển tâm lý người.

     Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội. Tuỳ theo tính chất mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham gia giao tiếp mà có cách ứng xử khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp hành chính – công vụ, người công chức vừa phải tuân thủ những nguyên tắc của giao tiếp xã hội nói chung vừa phải có thể sử dụng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ, tư thế đứng, ngồi, đi lại… để nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp.

     Giao tiếp trực tiếp rất linh hoạt, mềm dẻo, tùy hoàn cảnh, tùy phản ứng của đối tượng giao tiếp mà ứng xử phù hợp.

Giao tiếp gián tiếp

     Là loại giao tiếp mà đối tượng giao tiếp không có mặt ở thời điểm cần tiếp xúc (vắng mặt). Nói cách khác là quá trình giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian (thư, báo chí, truyền thanh, truyền hình, điện thoại…). Loại giao tiếp này có khó khăn hơn giao tiếp trực tiếp, chẳng hạn nếu chỉ tiếp xúc qua điện thoại thì giọng điệu, cách phát âm… chỉ giúp đối tượng giao tiếp ở xa hiểu được một phần thái độ của chủ thể giao tiếp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị

Giao tiếp vật chất và giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

Giao tiếp vật chất:

     Giao tiếp thông qua hành động với vật thể – Vật thể là cầu nối thực hiện mục đích giao tiếp (Chẳng hạn: tặng quà trong hoạt động công vụ (tặng quà gì. tặng cho ai (lãnh đạo, đối tác, quan hệ phối hợp công tác…), sở thích của người được tặng, ý nghĩa của món quà, cách gói quà tặng…).

Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

     Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt… để thể hiện sự đồng tình hay phản đối, thân thiện hay khó chịu… Ngoài ra, con người còn sử dụng những ký hiệu quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo, ký hiệu (ký hiệu dùng riêng cho người câm điếc). Hệ thống tín hiệu này thường được gọi là ngôn ngữ cơ thể (thân thể). Các tín hiệu bao gồm:

Giao tiếp vật chất và giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ

+ Hệ thống cử chỉ, nét măt, điêu bộ được tạo ra bởi cácbộ phận của cơ thể.

+ Âm điệu, cường độ lời nói và các tín hiệu kèm theo với lời nói (cười, khóc…).

+ Không gian và thòi gian giao tiếp: Khoảng cách không gian giữa hai bên tham gia giao tiếp, tư thế trong khi giao tiếp, độ dài của giao tiếp…

+ Trang phục: được xem như một chỉ báo về con người khi tiếp xúc với người khác.

     Trong quản lý hành chính, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng được sử dụng khá nhiều và có những quy định cụ thể về tác phong, trang phục v.v… của công chức khi tiến hành giao tiếp với các đối tượng khác.

     Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, tư thế… thực sự phải là một nghệ thuật sao cho đạt các yêu cầu:

+ Hành vi, cử chỉ… phù hợp với nhân cách người lãnh

đạo.

+ Sự phối hợp các thành phần phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, tư thế…) phải hài hòa, có nhịp điệu, phù hợp với đối tượng, tình huống, nội dung, nhiệm vụ và mục đích giao tiếp.

+ Sử dụng các thành phần phi ngôn ngữ cần tự nhiên,chân thật, đúng với bản chất củamình (Không giấu giếm, nhưng phải biết kiềm chế hợp lý).

+ Việc thay đổi tư thế. cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười rất cần thiết – là tín hiệu giao tiếp sống động và đánh giá, khích lệ của người lãnh đạo đối với đối tượng giao tiếp. Do vậy, cần biểu cảm đúng với thiện ý của đối tượng giao tiếp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị

Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người

Điều chỉnh điều khiển hành vi

     Quá trình điều chỉnh, điều khiển hành vi của tâm lý con người diễn ra rất phức tạp và sinh động trong giao tiếp. Bởi lẽ, rất nhiều thành phần tâm lý tham gia trước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo là thái độ rồi đến hành vi ứng xử. Sự phối hợp hoạt động của 3 thành phần  này cần giao tiếp để lắng nghe đối tượng nói gì, lắng nghe để có đủ thông tin.

- Biểu hiện của kỹ năng nghe: Nhìn vào mặt người nói, im lặng hoặc đôi khi có cử chỉ khích lệ, gợi ý, động viên người nói như gật đầu, hoặc nói “vâng” “đúng rồi”… Nhưng trong thực tế giao tiếp, có lúc người nghe có biểu hiện trái ngược vớiphản ứng hành vi mà người nói mong đợi.

- Về thái độ biểu hiện: Có nụ cười cần thiết, nét mặt lúc rạng rỡ, lúc trầm ngâm… như hòa theo dòng biểu cảm của đối tượng giao tiếp. Nhưng lúc cần thiết phải biết thể hiện thái độ nghi ngờ, hoặc phản bác để tăng thêm sự hứng khởi của đối tượng giao tiếp.

Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người

- Biết lắng nghe còn thể hiện sự phân biệt đúng, sai qua những thay đổi của âm tiết, ngữ điệu, nhịp điệu âm thanh, cách diễn đạt, ngữ pháp… Như vậy, nghe bao hàm cả một phần xử lý thông tin nội dung của câu chuyện.

Khả năng xử lý thông tin

    Thông thường có hai điều kiện cần để xử lý thông tin:

Một là: Có tri thức khoa học và vốn sống kinh nghiệm về đối tượng giao tiếp, nội dung, hoàn cảnh… giao tiếp.

Hai là: Được rèn luyện, tập luyện hành vi, phản ứng nhiều lần với cùng loại đối tượng, ở các hoàn cảnh, nội dung… giao tiếp khác nhau, trở thành quen thuộc, đến mức không cần sự kiểm tra của ý thức; hành vi, phản ứng trở thành tự động hóa.

     Điều chỉnh, điều khiển bao hàm cả ý nghĩa linh hoạt, uyển chuyển, cơ động (không cứng nhấc, câu nệ, khuôn mẫu…) trong hành vi ứng xử của người lãnh đạo đối với đối tượng giao tiếp.

     Khả năng điều chỉnh, điều khiên là kết quả tổng hợp hài hòa những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm nghề nghiệp cá nhân, sự rèn luyện kiên trì… thì mới có được những hành vi ứng xử đạt được mục đích giao tiếp khác nhau.


Chức năng định hướng hoạt động của giao tiếp

     Trong cuộc sống đời thường, nhất là đối với những người lạ chưa quen biết, lần đầu tiên thường là vừa giao tiếp vừa thăm dò để hiểu đối tượng tiếp xúc của mình; Mỗi lời nói, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười đều bao hàm những khía cạnh, thông tin quan trọng để giúp chúng ta giao tiếp có hiệu quả.     Chức năng định hướng được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm ngữ điệu, thanh điệu của nội dung, cử chỉ, điệu bộ, động tác… mà phán đoán chính xác những trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Khả năng này được phân chia nhỏ hơn gồm: khả năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói và khả năng chuyển từ sự tri giác cái bên ngoài đến cái bản chất bên trong của nhân cách người công chức.

Chức năng định hướng hoạt động của giao tiếp

Khả năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói

    Nhờ tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lý qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, âm điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng.

    Ngôn ngữ diễn tả tình cảm hay còn gọi là ngôn ngữ biểu cảm rất phong phú. Nó thể hiện tính cách, trí tuệ, tình cảm, ý chí của con người. Cùng với ngôn ngữ những động tác diễn cảm không chỉ do các cơ mạt mà còn do toàn bộ các cơ bắp khác trong cơ thể như ta thường mắm môi, nắm chạt tay, trợn mắt, vung tay… khi tức giận. Tri giác giúp chúng ta cảm nhận được những biểu hiện xúc cảm bên ngoài là cần thiết song điều quan trọng hơn là biết dựa vào đó để nhận xét, đánh giá và phán đoán đúng nội tâm của đối tượng giao tiếp nghĩa là chuyển từ tri giác bên ngoài để biết bản chất bcn trong của nhân cách.

Khả năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách tượng giao tiếp đạt mức độ chính xác, tương đối ổn định.

Kỹ năng định vị có các đặc điểm sau:

- Một là, mô hình nhân cách của đối tượng gần với hiện thực, tương đối ổn định.

- Hai là, biểu hiện của kỹ năng định vị là người cán bộ, công chức có thể xác định được hành vi ứng xử trong giao tiếp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp.

     Một điều quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao tiếp là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Định vị có nghĩa là biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của họ và biết tạo điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình.

     Muốn đạt được những kỹ năng này, người cán bộ, công chức phải rèn luyện nhiều qua giao tiếp trong hoạt động quản lý. Có khi phải tiếp xúc nhiều lần vớicác đối tượng giao tiếp mới có chân dung tâm lý đúng về họ. Đế có được những kỹ năng trên, vai trò của tri thức, vốn sống, kinh nghiệm của bản thân mỗi người là rất lớn và quan trọng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý

Vai trò của giao tiếp

     Giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Qua giao tiếp, con người hình thành nên những mối quan hệ xã hội. Sự phong phú của các mối quan hệ xã hội sẽ làm phong phú đời sống nhân cách con người. Những nét đặc trưng của tâm lý con người như ngôn ngữ, ý thức, tình cảm… được hình thành va phát triển trong giao tiếp.

     Qua giao tiếp con người hưởng thụ và tiếp thu những thành tựu phát triển vãn hoá, khoa học; lĩnh hội những giá trị vật chất và phi vật chất như lương tâm, trách nhiệm, lòng tự trọng… của xã hội loài người. Bằng tấm gương của đối tượng giao tiếp mà chủ thể soi lại mình, tự điều chỉnh mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

Vai trò của giao tiếp

     Trong hoạt động quản lý giao tiếp có mặt ở tất cả các khâu của hoạt động quản lý (trực tiếp hay gián tiếp). Có thể nói phần lớn thời gian trong ngày làm việc của người quản lý, lãnh đạo dành cho việc giao tiếp với người khác, với các đơn vị. Việc hoàn thành nhiệm vụ của họ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động này.

     C. Mác nói: Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định hi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp.

       Cùng với hoạt động, giao tiếp là phương thức tồn tại của loài người. Xã hội càng phát triển thì giao tiếp càng phong phú, phương tiện giao tiếp càng phức tạp. Giao tiếp ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội, của đời sống con người.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước

Những lợi ích của giao tiếp đem lại

- Giao tiếp dù mang mục đích gì chăng nữa cũng đều diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan… của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Nhờ đặc trưng này mà mỗi người tự hoàn thiện mình theo yêu cầu đòi hỏi nghề nghiệp, của các quan hệ xã hội mà họ là thành viên. Nhờ có đặc trưng này những phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử của con người được nảy sinh, phát triển theo các mẫu hình, chuẩn mực. Cũng nhờ đặc trưng này quá trình xã hội hóa mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng dân tộc, địa phương.

Những lợi ích của giao tiếp đem lại

- Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả, phải nhận thức dù là ít về đối tượng giao tiếp của mình. Có như vậy kêt quả giao tiếp mới thành công và từ nền tảng của các lần giao tiếp của cả đối tượng giao tiếp và chủ thể giao tiếp mới dần dần hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức và hiểu biết lẫn nhau không chỉ có ý nghĩa làm cho tiến trình giao tiếp sau đó thành công mà còn rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp. Hiểu biết lẩn nhau đem lại sự thông cảm, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tổn tại và phát triển. Chẳng hạn, khi người lãnh đạo đã hiểu được cá tính, năng lực của nhân viên thì việc phân công phân nhiộm, trao đổi công việc… sẽ hiệu quả hơn.

- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực của các quan hệ xã hội với tư cách tạo lập nên các quan hệ xã hội như pháp quyền, kinh tế, văn hóa… với tư cách nữa là phải hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ đó. Trong hoạt động quản lý, quan hệ giữa người quản lý và người dưới quyền là một quan hê xã hội đích thực, một tồn tại xã hội khách quan do cả hai phía (người quản lý và người dưới quyền) tạo dựng.

- Giao tiếp có nội dung xã hội rất cụ thể được thực hiện trong một hoàn cảnh nhất định, nghĩa là giao tiếp được tiến hành trong không gian, thời gian ra các điều kiện cụ thể. Nói một cách khác, giao tiếp cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội loài người. Đây là một đặc trưng cơ bản mà nhờ đó các nhà đạo diễn, nhà văn… đã tạo dựng nên những bộ phim, tác phẩm văn học giúp cho con người nhận thức được sự kế thừa và phát triển các chuẩn mực trong giao tiếp, các phương tiện giao tiếp…

    Từ phân tích trên, có thể hiểu giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định trong xã hội, nhầm trao đổi thông tin, tình cám, hiểu biết, vốn sống… tạo nên những ảnh hưởng, những tác động qua lại để con người đánh giá, diều chỉnh và phối hợp với nhau trong công việc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị

Khái niệm của giao tiếp

     A. V Xukhômlinxki đã viết: “Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu vĩ đại nhất trong các nhu cầu của con người, không được đặt nó ngang hàng với các loại nhu cầu khác”.

     Đời sống tâm lý của mỗi người, của mỗi nhóm xã hội phải lấy giao tiếp làm cơ sở. Không có giao tiếp đứa trẻ không thể thành người, không có giao tiếp nhiều chức năng tâm lý người, nhiều phẩm chất tâm lý cá nhân không được hình thành và phát triển. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, xã hội, bản thân, con người luôn luôn lấy sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người, con người với các quan hệ xã hội là trung tâm.

     Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội. Tuỳ theo tính chất mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham gia giao tiếp mà có cách ứng xử khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp hành chính – công vụ, người công chức vừa phải tuân thủ những nguyên tấc của giao tiếp nói chung vừa phải chú ý tới những yêu cầu riêng của giao tiếp hành chính – công vụ.

     Trong công tác quản lý, hoạt động giao tiếp thường xuyên diễn ra: giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhóm làm việc, giữa cá nhân và cá nhân… Nhà quản lý, lãnh đạo có năng lực giao tiếp tốt sẽ giúp cho cồng tác quản lý lãnh đạo đạt hiệu quả cao hơn.

 Khái niệm

      Có rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp:

- Dưới góc độ thông tin coi giao tiếp là một quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin.

- Dưới góc độ tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau:

+ Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, có nội dung là sự nhận thức và trao đổi thông tin, với sự giúp đỡ của các phương tiện khác nhau, nhằm mục đích thông báo và xây dựng mối quan hệ có lợi cho hoạt động của con người.

+ Giao tiếp là những thông điệp về nhận thức, tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ một mạng lưới hay một hệ thống truyền thông tin giữa những người cùng đối thoại.

Khái niệm của giao tiếp

     Như vậy, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về giao tiếp, song nội dung đều hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

     Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người,chỉ riêng con người mới có. Giao tiếp là một qua con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác (cả đối tượng và chủ thể giao tiếp đều ý thức được đầy đủ những nội dung và diễn biến tâm lý của mình trong giao tiếp). Nhờ có đặc trưng cơ bản này, chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của quá trình giao tiếp, giao tiếp để làm gì? Nhằm mục đích gì? Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác.

     Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới mục đích trong lao động, học tập, vui chơi…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị

Những biện pháp giải quyết xung đột

    Sau đây là những biện pháp thường được dùng để giải quyết xung đột:

Biện pháp thuyết phục:

     Đây là biện pháp dùng người thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải. Biện pháp này được sử dụng khi cuộc xung đột tương đồng đã biến thành cuộc xung đột phức tạp, hai bên tham gia xung đột đã không còn tự thương lượng, hòa giải được với nhau. Người đóng vai trò làm trung gian hòa giải phải là người có uy tín trong tổ chức.

     Một số trường hợp đặc biệt, người đứng ra làm trung gian hòa giải có thể là người lãnh đạo ở đơn vị khác, không có quyền lợi cá nhân liên quan đến các bên xung đột. Vai trò của người trung gian hòa giải là làm cho hai bên đều tin tưởng vào mình để xác định được nguyên nhân đích thực của cuộc xung đột. giúp họ hiểu nhau hơn và có thể thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau. Vì vậy, người làm trung gian hòa giải cần phải can thiệp kịp thời vào cuộc xung đột và phải tự tin trong hành động của mình. Nếu sau khi dùng biện pháp thuyết phục như trên vẫn không giải quyết được xung đột thì cần áp dụng biện pháp hành chính, đó là:

Những biện pháp giải quyết xung đột

Chia tách những người tham gia xung đột

     Biện pháp này cần được áp dụng trong trường hợp sau khi đã dùng biện pháp thuyết phục nhưng không mang lại kết quả, xung đột vẫn tiếp tục, kéo dài; hoặc trong trường hợp xét thấy không thể sử dụng các biện pháp khác. Đây là biện pháp chuyên một bôn xung đột sang đơn vị, sở khác trong một tập thể, hoặc đưa một bên xung đột ra khỏi tập thể.

 Tìm mọi biện pháp chặn đứng cuộc xung đột

     Từ mệnh lệnh bằng lời nói, dùng áp lực của quần chúng,… đến sự can thiệp của chính quyền và cơ quan an ninh.

     Đây là những phương pháp cơ bản giải quyết xung đột. Tuy nhiên, hiệu quả giải quyết xung đột phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh, nghệ thuật xử lý của người lãnh đạo, quản lý.

     Xung đột thường xảy ra với kết quả tiêu cực, nhưng cũng có xung đột mang tính tích cực như ma sát đem dến ngọn lửa cho loài người. Khi giải quyết xung đột cần dựa trên nguyên tắc “hai bên cùng thắng”.


Xung đột trong phòng tạp chí

     Phòng tạp chí của cơ quan X vừa đón nhân một trưởng phòng mới được bổ nhiệm về thay thế người trưởng phòng cũ đến tuổi nghỉ hưu. Ông A, trưởng phòng mới, trước đây là phụ trách của một phận khác của cơ quan, là người đã từng có mối quan hệ công tác thường xuyên với phòng tạp chí. Qua những lần làm việc đó, ông đã có những nhận xét riêng của mình về cách thức quản lý của người trưởng phòng cũ.

     Ấn tượng về cảnh tượng các phòng làm việc trống vắng, chỉ đôi lúc xôn xao bởi sự xuất hiện của một vài phóng viên hoặc biên tập viên tạt qua vì một việc gì đó hoặc đơn giản chỉ vì lâu lâu không đến phòng; khách đến liên hệ công tác nhiều khi lúng túng…, ông A đã có những ý nghĩ không hoàn toàn đồng ý với cách thức quản lý của người trưởng phòng đương nhiệm. Một thời gian sau khi được bổ nhiệm, việc đầu tiên ông A tiến hành là đưa ra một quy chế làm việc mới thay thế cách thức làm việc trước đây. Nếu như trước đây nhân viên được quản lý theo công việc thì nay họ được quản lý theo giờ giấc. Lịch làm việccủa mỗi cá nhân được sắp xếp chặt chẽ không chỉ theo tháng mà còn cho hàng tuần. Đầu tuần mỗi cá nhân phải báo cáo lịch làm việc hàng ngày, cụ thể đến từng giờ. Sự thay đổi được thể hiện rõ trong quang cảnh làm việc của phòng: các phòng làm việc được bố trí lại hợp lý hơn, lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp. Giờ làm việc các phóng viên, biên tập viên, nếu như không có kế hoạch đi đạt bài, lấy tin… thì ai vào việc nấy, ngồi ngay ngắn sau các bàn làm việc. Cảm nhận đầu tiên của bất cứ ai mỗi khi bước vào phòng là một không khí làm việc trang nghiêm của phòng tạp chí.

Xung đột trong phòng tạp chí

     Tuy nhiên, sau một thời gian đã xuất hiện những phàn nàn từ phía các nhân viên. Họ phàn nàn vì tính chất công việc của các phóng viên, biên tập viên đòi hỏi phải đi rangoài nhiều, thời gian cho công việc khó có thể quy định một cách cụ thể. Cách quản lý theo giờ giấc hành chính, sự kiểm soát gắt gao và thái độ nghiêm khắc của trưởng phòng mỗi khi họ vi phạm giờ giấc… đã làm họ thấy lúng túng, mệt mỏi. Họ đều là những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm và có trách nhiệm với công việc. D, một nữ biên tập viên có uy tín làm việc tại tạp chí trên 10 năm, đã cảm thấy căng thẳng khi hàng ngày phải đảm bảo đúng 8h vào buổi sáng và lh30 vào buổi chiều có mặt tại phòng, cho dù ngày hôm đó chị có lịch làm việc với bên ngoài. Chồng chị thường xuyên đi công tác xa nhà, con lại còn nhỏ. Đã một số lần chị đến phòng muộn 5-10 phút. Và ngay ngày hôm qua, do bị tắc đường khi đưa con đi học, chị đã đến chậm buổi họp phòng. Khi bước vào phòng, trưởng phòng đãkhông nói gì và lặng lẽ nhìn lên chiếc đồng hồ trên tưởng. Chậm 15 phút.D thở dài, chị cảm thấy buồn và lo lắng. Công việc của một biên tập viên chị vẫn hoàn thành tốt. Chỉ có một điều… Nhiều đồng nghiệp cũng có tâm trạng như D. Một vài người đang có ý định chuyển công tác.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tư tưởng chính trị

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể:

     Xung đột tâm lý giữa cá nhân với tập thể cũng có thể là xung đột giữa một nhân viên với tập thể, cũng có thể là xung đột giữa cá nhân người lãnh đạo với nhóm, tập thể. Đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân của những cuộc xung đột thuộc loại này có thể do những nguyên nhân từ phía cá nhân, cũng có thể do những nguyên nhân từ phía tập thể.

Việc giải quyết xung đột cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây:

-         Tính khách quan và sư nhượng bộ cần thiết:

   Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi người trong cuộc cần phải bình tĩnh trước vấn đề xảy ra, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đặt mình vào vị trí của đối phương, chú ý đến mối quan tâm của họ và có sự nhân nhượng cần thiết. Người đóng vai trò trung gian hòa giải phải láng nghe cả hai phía, thận trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của xung đột qua việc phân tích lý lẽ mà hai bên đưa ra, đặc biệt là cần đối chiếu giữa lời nói và việc làm của họ trong thực tế.

Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể:

-         Tính phân minh và thái độ thiện chí:

   Muốn cho xung đột có thể giải quyết được một cách triệt để đòi hỏi người tham gia giải quyết xung đột phải có thái độ phân minh, làm sáng tỏ sự việc: ai đúng, ai sai, sai ở mức độ như thế nào? Để có được sự phân minh đó đòi hỏi phải có thiện chí: người đứng ra giải quyết xung đột phải xuất phát từ mong muốn giải quyết tốt xung đột, vì lợi ích cho cả hai phía và cho sự phát triển chung của tập thể.

-       Giữ khoảng cách và thái độ tự chủ:

   Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng đảm bảo xung đột có thể được giải quyết. Nguyên tắc này đòi hỏi hai bên tham gia xung đột cũng như người đứng ra đóng vai trò trung gian hòa giải phải cố gắng giữ được sự tự chủ, giữ khoảngcách nhất định với đối phương, giúp cho sự giảm bớt căng thẳng giữa hai bên. Có như vậy mới có thể giải quyết được xung đột như mong muốn.

-         Đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo:

   Việc giải quyết xung đột phải tùy từng trường hợp cụ thể, tùy theo nguyên nhân làm nảy sinh xung đột, tùy tính chất phức tạp và ảnh hưởng của từng cuộc xung đột, tùy đặc điểm, trạng thái tâm lý của hai bên, diễn biến của xung đột… để đưa ra những biện pháp thích hợp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý

Xung đột tâm lý – Xung đột giữa các cá nhân

   Xung đột là vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong hoạt động của tập thể các tổ chức, cơ quan. Quản lý những mối quan hệ qua lại trong tổ chức đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cần có những nhận thức đúng đắn về xung đột và cách thức giải quyết nó.

   Xung đột tâm lý là hiện tượng tâm lý xã hội biểu hiện ở sự thay đổi trạng thái cân bằng, tương hợp tâm lý trước đó. Xung đột tâm lý trong tập thể được hiểu là những mâu thuẫn mang tính chất đối kháng nảv sinh giữa con người với con người trong quá trình hoạt động cùng nhau trong tập thể.

   Xung đột tâm lý trong tập thể có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó bắt đầu từ những mâu thuẫn nảy sinh trong tập thể. Những mâu thuẫn đó có thể phát sinh trên cơ sở công việc, cũng có thể là từ những mâu thuẫn trong quan hệ cá nhân. Xung đột chính là sự đụng độ về lợi ích và giá trị xã hội giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm người.

Xung đột tâm lý – Xung đột giữa các cá nhân

   Xung đột được chia thành hai loại: xung đột giữa cá nhân với cá nhân và xung đột giữa cá nhân với tập thể.

Xung đột giữa cúc cá nhân:

   Nguyên nhân làm nảy sinh xung đột giữa các cá nhân rất khác nhau: sự không tương hợp về mặt tâm lý; hiểu nhầm nhau; bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ, tình cảm khác nhau, thiếu sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, va chạm về lợi ích vật chất hoặc tinh thần… Đặc biệt, xung đột rất dễ nảy sinh khi có những cá nhân luôn đánh giá mình quá cao, coi thường, lấn át người khác.

Xung đột tâm lý giữa các cá nhân có thể diễn ra theo những hình thức dưới đây:

- Xung đột giả: trong cuộc xung đột dưới hình thức này chỉ có một người chống đối người kia một cách tích cực, công khai hay ngấm ngầm.

- Xung đột tương đồng: trong cuộc xung đột này cả hai bên đều tham gia một cách tích cực, với những nguyên nhân rất phức tạp. Hai bên tham gia xung đột đều có những lý do rất khác nhau.

   Xung đột giữa các cá nhân có thể có những diễn biến rất đa dạng: tiến triển một cách từ từ theo chiều hướng đi lên, ngày một phức tạp; tiến triển một cách dữ dội, theo kiểu “núi lở”, hết sức quyết liệt, không thể điều khiển được; tiến triển bùng nổ, khi một trong hai bên đã phải ngấm ngầm chịu đựng nhau, mâu thuẫn trở nên căng thẳng tột độ trong một khoảnh khắc làm bùng nổ xung đột với cường độ rất lớn và cũng có thể kết thúc rất nhanh.

Kết thúc của xung đột: các cuộc xung đột có thể kết thúc khác nhau:

-  Giải quyết triệt để: xung đột được kết thúc hoàn toàn với thắng lợi của người này và sự thất bại của người khác; hoặc bằng sự thỏa hiệp, nhượng bộ lẫn nhau.

- Thoái trào, chuyển sang trạng thái âm ỉ: xảy ra khi cuộc xung đột kéo dài mà vẫn không giải quyết được do chưa giải quyết dứt điểm nguyên nhân của nó. Hai bên tham gia xung đột đều trở nên một mỏi. Xung đột chuyển sang trạng thái âm ỉ và nguy cơ tái xung đột còn rất cao.

-  Kết thúc giả: người trong cuộc có ảo tưởng về kết thúc tốt đẹp của cuộc xung đột vì một lý do nào đó, trong khi nguyên nhân làm nảy sinh xung đột vẫn chưa được giải quyết. Khi đối phương trờ lại lập trường, quan điểm trước đó của mình thì xung đột lại có thể trở lại bất cứ lúc nào.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tài liệu quản lý nhà nước

Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan

Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan

      Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan chính là trạng thái tâm lý trong tập thể, phản ánh thực trạng mối quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động của tập thể. Nó không đơn thuần là tổng số các đặc điểm tâm lý cá nhân các thành viên trong tập thể mà là mức độ hòa hợp tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách giữa các cá nhân trong tổ chức.

     Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan được ví như một cái “nền”, “phông” trên đó diễn ra các hoạt động, sự giao tiếp giữa các thành vien trong tập thể, có ảnh hưởng lớn tới mỗi cá nhân và hoạt động chung của lập thể. Nó thấm vào ý thức của từng cá nhân riêng lẻ và tạo ra một ảnh hưởng rõ rệt đối với họ. Ở những tổ chức, cơ quan có bầu không khí tâm lý căng thẳng thường xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể, hiệu quả hoạt động thấp.

Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan, như:

-     Phong cách làm việc của người lãnh đạo

-     Sự tương hợp tâm lý giữa các thành viên

-     Điều kiện làm việc

-     Chế độ đãi ngộ, chính sách

-     Bản thân công việc

-     Các yếu tố khác.

Truyền thống tập thể

    Truyền thống tập thể cũng là một hiện tượng tâm lý có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của tập thể. Đó là kết quả của quá trình hoạt động của tập thể, được ghi lại dưới hình thức những khái niệm và quy tắc điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của các cá nhân trong tập thể. Mỗi tập thể cần phải bảo vệ và xây dựng, củng cốvững chắc những truyền thống tốt đẹp cho tập thể của mình do vai trò và ý nghĩa của nó. Trước hết, truyền thống được coi là nhân tô rất vững chắc, là chất xúc tác hòa nhập mỗi cá nhân với tập thể. Tập thể càng có truyền thống phong phú, rộng rãi thì các thành viên mới càng dễ dàng hòa nhập vào tập thể. Có thé nói, truyền thống có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và đoàn kết tập thể. Nó được coi là “chất keo xã hội” gắn bó những thành viên khác nhau trong tập thể thành một khối thống nhất và tạo ra tính độc đáo của tập thể đó. Truyền thống còn là niềm tự hào của mỗi thành viên trong tập thể đó. Như vậy, truyền thống tập thể còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách trong tập thể, là “tấm gương” để mỗi thành viên noi theo.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: nhận thức tư tưởng chính trị

Sự lây truyền tâm lý và dư luận tập thể

Sự lây truyền tâm lý

   Lây truyền tâm lý là hiện tượng phổ biến nhất và cũng được thể hiện rõ nét hơn cả trong số các hiện tượng tâm lý xã hội thường xảy ra trong tập thể các tổ chức, cơ quan. Nó có những biểu hiện rất đa dạng và phong phú.

   Đây là hiên tượng tâm lý tập thể xảy ra khi một (một nhóm) người chịu tác động cảm xúc của một (một nhóm) người khác trong quá trình tiếp xúc trực tiếp, thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tổ chức. Kết quả là tạo ra một trạng thái xúc cảm chung của một nhóm, một tập thể lao động. Lây truyền tâm lý có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với mỗi cá nhân và tập thể tùy theo nguyên nhân gây ra nó.

   Nguyên nhân dẫn đến sự lây truyền tâm lý có thể rất đa dạng, phong phú. Có thể nói, tất cả những tác nhân kích thích tới các giác quan của con người gây những cảm xúc khác nhau của họ đều có thổ trở thành nguyên nhân của sự lây truyền tâm lý trong tập thể.

Sự lây truyền tâm lý và dư luận tập thể

Các hình thức của sự lây truyền tâm lý:

-    Dao động từ từ.

-     Bùng nổ: xảy ra khi nhiều người ở vào trạng thái căng thẳng, ý chí, sự tự chủ bị giảm sút, họ bắt chước và làm theo người khác một cách máy móc, không còn làm chù được bản thân.

   Hiện tượng lây truyền tâm lý có thể ảnh hưởng tốt nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới cá nhân và hoạt động chung của tập thể. Trong một số trường hợp, lây truyền tâm lý có thể gây nên sự điên loạn, hoảng loạn ở một số đông người trong tập thể, dẫn đến những tình trạng xấu, làm mất vai trò của người lãnh đạo, quản lý.

Dư luận tập thể trong các tổ chức, cơ quan nhà nước

   Dư luận tập thể cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội xảy ra khá phổ biến ở các tổ chức, cơ quan nhà nước. Đây là hình thức thể hiện tâm trạng tập thể trước những sự kiện, hiện tượng, hành vi xảy ra trong tập thổ, biểu thị trí tuệ, tâm tư, nguyện vọng của họ. Dư luận trong tập thể các tổ chức, cơ quan được phân biệt thành hai loại: dư luận chính thức và dư luận không chính thức.

-Dư luận chính thức: là dư luận được người lãnh đạo, quản lý ủng hộ.

-Dư luận không chính thức: là loại dư luận được hình thành một cách tự phát, không có sự ủng hộ của lãnh đạo.

   Dư luận có thể đúng nhưng cũng có thể là dư luận sai, tùy thuộc vào những thông tin thu thập được là những thông tin như thế nào. Dư luận đúng do những thông tin thu thập được đảm bảo được tính chính xác, có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của tập thể. Dư luận sai là dư luận do những thông tin được thu thập thiếu chính xác một cách vô tình hay hữu ý. Nếu thông tin thu thập được không đảm bảo được tính chính xác, công khai và nhạy bén sẽ tạo ra những tin đồn trong tập thể. Tin đồn là cơ sở của việc hình thành những dư luận không chính thức. Người lãnh đạo, quản lý cần quan tâm tới những dư luận trong tập thể, sử dụng dư luận tập thể như một phương tiện quản lý, giáo dục cá nhân và tập thé. Bởi vì dư luận tập thể được coi là một nhân tố sức mạnh to lớn tác động trực tiếp tới mỗi cá nhân và tập thể. Nó chính là yếu tố điều chỉnh hành vi của các cá nhân và hành vi chung của tập thể. Dư luận tập thể chính là chất keo xã hội gắn bó những con người khác nhau trong tổ chức thành một khối thống nhất. Bằng những phương tiện, biện pháp, con đường khác nhau, người lãnh đạo, quản lý cần tác động một cách thích hợp đến dư luận tập thể.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: về tư tưởng chính trị